Thứ ba, Tháng mười hai 3, 2024
HomeNuôi dạy conSốt xuất huyết ở trẻ em - Căn bệnh nguy hiểm cho...

Sốt xuất huyết ở trẻ em – Căn bệnh nguy hiểm cho bé

Sốt xuất huyết ở trẻ em là một căn bệnh truyền nhiễm hết sức nguy hiểm, bởi vì hiện nay nó vẫn chưa có thuốc để đặc trị cũng như có các loại vaccin để tiêm phòng. Việc cần làm của các bậc phụ huynh bây giờ đây, là bảo vệ sức khoẻ của trẻ nhỏ an toàn bằng cách sở hữu các kiến thức liên quan đến căn bệnh này.

Sốt xuất huyết ở trẻ em là gì?

Sốt xuất huyết ở trẻ em và kể cả người lớn là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus Dengue gây ra. Loại virus này lây truyền sang trường do vật chủ trung gian là muỗi vằn. Khi cơ thể người bị muỗi đốt, virus sẽ lây truyền sang người và xâm nhập vào máu. 

Và ngược lại, nếu như người bị muỗi đốt đã có sẵn virus Dengue do nhiễm trước đó, thì sẽ được miễn nhiễm và virus sẽ truyền sang muỗi. Căn bệnh này là nỗi ám ảnh lớn nhất của trẻ em vào mùa hè. Nguy hiểm hơn là loại bệnh này hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị và vacxin tiêm phòng. 

Sốt xuất huyết trở thành mối đe dọa cực lớn đối với sức khỏe của trẻ nhỏ và kể cả người lớn, bởi vì hiện nay loại bệnh này vẫn chưa có thuốc đặc trị và vacxin tiêm phòng. Theo như thống kê trên thế giới, có khoảng 2,5 tỷ người hiện đang sinh sống trong môi trường dịch bệnh sốt xuất huyết lưu hành.

Thời gian hoạt động của muỗi thường rơi vào ban ngày và sinh sản nhiều ở mùa hè. Và chỉ có muỗi cái mới có khả năng đốt người và truyền bệnh. Và giống muỗi này thường có ở khắp mọi nơi, hầu hết ở những nơi bệnh đang lưu hành gay gắt.

Sốt xuất huyết ở trẻ em là căn bệnh muôn thuở 
Sốt xuất huyết ở trẻ em là căn bệnh muôn thuở

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em

Sốt xuất huyết ở trẻ em được chia ra nhiều giai đoạn khác nhau theo những biểu hiện, diễn biến. Sự khởi phát của căn bệnh này thường diễn ra khá đột ngột và diễn biến của căn bệnh cùng thay đổi rất nhanh, từ nhẹ chuyển sang nặng có thể chỉ sau vài ba ngày.

Ở mỗi giai đoạn, căn bệnh sốt xuất huyết sẽ có những dấu hiệu đặc trưng nhất định để nhận biết. Sau đây căn bệnh  sẽ được chia qua ba thời kỳ: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn bình phục.

Giai đoạn sốt xuất huyết 

Ở giai đoạn đầu mới khởi phát bệnh, các trẻ nhỏ thường bị sốt cao đột ngột và liên tục, cơ thể nóng ran. Nhiệt độ cơ thể của trẻ nhỏ trong từ 4 đến 5 ngày đầu tiên sẽ rơi vào từ 39 đến 40 độ C. Nếu các trẻ lớn hơn từ 3 đến 5 tuổi thì sẽ bắt đầu xuất hiện da sung huyết (quan sát thấy có chấm xuất huyết dưới da).

Ngoài ra, còn có một số triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em ở giai đoạn khởi phát mà các bậc phụ huynh cần lưu ý . Các trẻ nhỏ sẽ bắt gặp hiện tượng sốt cao không thuyên giảm, miễn nhiễm với các loại thuốc hạ sốt. Cơ thể nhức mỏi, đau cơ, chán ăn, hay hắt hơi, chảy máu chân răng, phát ban,…

Biểu hiện thường gặp sốt xuất huyết ở trẻ em nguy hiểm

Nếu các trẻ nhỏ không được phát hiện và điều trị kịp lúc ở giai đoạn khởi phát của bệnh, thì diễn biến của căn bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nguy hiểm, khiến trẻ rơi vào nguy kịch. Vào ngày thứ 3 đến thứ 7, biểu hiện sốt của trẻ đã thuyên giảm.

Nhưng đừng vội mừng, vì đó là sự bắt đầu của các dấu hiệu nguy hiểm khác. Đó là sự bắt đầu của dấu hiệu tăng tính thấm thành mạch gây ra biểu hiện thoát huyết tương. Lượng huyết tương trong máu thoát ra mất kiểm soát, bụng bị chướng to, sẽ kéo dài trong khoảng từ 24 – 48 tiếng. 

Nếu phát hiện trẻ có những biểu hiện như bứt rứt, lờ đờ, mệt mỏi, da lạnh ẩm, tụt huyết áp, ít đi tiểu, xuất huyết nhiều dưới da, đau dụng, hay khát nước,… thì đó chính là dấu hiệu của thoát huyết tương của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em. Một số triệu chứng nghiêm trọng khác nữa là: tiểu ra máu, nề mi mắt, chảy máu mũi, tràn dịch màng bụng,…

Quan trọng nhất là nếu phát hiện hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức. Khó hơn nữa là, xuất huyết không phải là biểu hiện bắt buộc của bệnh . Tức là trẻ có thể vẫn sẽ mang bệnh nếu như không có biểu hiện của những triệu chứng trên. 

Do vậy, dù không có triệu chứng cốt lõi của bệnh  thì vẫn có thể tiến tới giai đoạn nguy hiểm. Lưu ý, khi xét nghiệm máu thấy tiểu cầu giảm mạnh chỉ còn dưới 100.000/mm3 thì trẻ đang rơi vào trường hợp rất nguy kịch là rối loạn đông máu.

Giai đoạn phục hồi

Sau khi đã vượt qua giai đoạn nguy hiểm nhờ vào điều trị kịp thời, đúng cách. Khoảng chừng 48 – 72 giờ là giai đoạn phục hồi, trẻ có những dấu hiệu hết sốt, trình trạng cải thiện hơn rất nhiều. Cơ thể sẽ có tiến triển hơn rất nhiều khi bắt đầu thèm ăn, đi tiểu nhiều hơn, huyết áp ổn định.

Các triệu chứng của sốt xuất huyết 
Các triệu chứng của sốt xuất huyết

Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Nguyên nhân chính đã gây ra bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em chính là Virus Dengue. Chúng có 4 chủng lần lượt là DEN- 1, DEN- 2, DEN- 3, DEN- 4. Chúng tập trung ở những khu vực bệnh sốt xuất huyết đang lưu hành, thường xuất hiện vào ban ngày và mùa hè.

Bệnh nhân chỉ khi đã nhiễm chủng virus Dengue nào từ trước đó mới có thể miễn nhiễm, có khả năng miễn dịch với chính chủng virus đó mà thôi. Tức là, người đã từng mắc bệnh sốt xuất hiện vẫn có khả năng mắc bệnh nhiều hơn một lần trong đời.

Đáng lo ngại hơn, hiện căn bệnh này chưa có thuốc đặc trị, tỷ lệ người nhiễm bệnh do muỗi đốt gia tăng cực kỳ mạnh mẽ. Trở thành đại dịch ở hơn 100 quốc gia tại Châu Phi, Đông Nam Á, Châu Mỹ,… 

Kiểm tra nhiệt độ của bé khi nghi ngờ sốt
Kiểm tra nhiệt độ của bé khi nghi ngờ sốt

Sốt xuất huyết ở trẻ em có nguy hiểm không?

Căn bệnh truyền nhiễm sốt xuất huyết ở trẻ em có thể tạo nên nhiều biến chứng hết sức nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của trẻ nhỏ. Do vậy, nếu như phát hiện ngay một số biến trứng sau đây thì đừng vội lo lắng, đến ngay bệnh viện gần nhất để cho trẻ điều trị kịp thời. 

  • Xuất huyết nặng, viêm cơ tim và tình trạng suy tim.
  • Rối loạn tri giác.
  • Sốc sốt xuất huyết do hiện tượng thoát huyết tương ồ ạt.
  • Chảy máu cam nặng, xuất huyết phần mềm, đi tiểu ra máu, ói ra máu, co giật,…
  • Xuất huyết đường tiêu hóa nặng, suy tạng nặng, suy gan cấp, men gan AST – ALT ≥ 100 U/L,..

Cách điều trị sốt xuất huyết ở trẻ em tại nhà

Khi nhận thấy trẻ em có các dấu hiệu bị sốt xuất huyết, việc các bậc phụ huynh cần làm là lập tức đưa trẻ đến bệnh viện khám chữa và chẩn đoán để điều trị kịp thời. Và tương tự, phần lớn các trẻ em nếu bị trường hợp nhẹ vẫn có thể điều trị tại nhà. Sau đây sẽ là biện pháp điều trị sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ tại nhà theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

  • Cho trẻ uống thuốc hạ nếu như trẻ sốt cao trên 38.5 độ C (trong thuốc phải có thành phần paracetamol)
  • Nếu như trẻ không có dấu huyết thuyên giảm, hãy kết hợp chườm ấm trên trán cho trẻ. Cho trẻ mặc những quần áo thoáng mát, lau người bằng nước ấm.
  • Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể của trẻ bằng các dụng cụ chuyên dụng.
  • Gọi ngay cho bác sĩ nếu như trẻ liên tục sốt cao trong mấy ngày liên và gặp những triệu chứng bất thường.
Sốt xuất huyết ở trẻ em cần được bác sĩ có chuyên môn
Sốt xuất huyết ở trẻ em cần được bác sĩ có chuyên môn

Cách chăm sóc trẻ em sốt xuất huyết tại nhà

Khi trẻ có dấu hiệu sốt cao liên tục trên 38.5 độ C, phụ huynh cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol. Tiếp tục cho trẻ uống sau 4-6 giờ nếu như trẻ vẫn còn trong tình trạng sốt cao. Bên cạnh việc dùng thuốc, có thể kết hợp với việc chườm ấm trên trán, nách, bẹn.

Khu trẻ rơi vào căn bệnh này, cơ thể thường xuyên rất mệt mỏi và dẫn đến tình trạng biếng ăn. Do vậy, các phụ huynh phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho bé. Nên cho các bé ăn những món ăn dễ tiêu hoá, mềm, lỏng, kết hợp với một số loại hoa quả. Có thể chia nhỏ từng bữa ăn ra và đảm bảo bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu.

Trẻ sốt cao và kéo dài liên tục, vì vậy sẽ khiến cơ thể bị hao hụt nước.  Vì vậy, hãy cho trẻ uống thật nhiều nước lọc, nước trái cây, dung dịch giải điện Oresol để bổ sung kịp thời lượng nước cho trẻ nhỏ.

Lưu ý, không được tuỳ tiện sử dụng thuốc hạ sốt, thuốc Aspirin hay Ibuprofen khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu như không biết cách sử dụng sẽ có thể gây ra xuất huyết dạ dày ở trẻ. Tuyệt đối không được cạo gió, không tuỳ tiện truyền dịch cho trẻ tại nhà.

Quan tâm và chăm sóc bé nhiều hơn
Quan tâm và chăm sóc bé nhiều hơn

Các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Sốt xuất huyết ở trẻ em và người lớn hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị cũng như các loại vacxin tiêm phòng. Do đó cách tốt nhất, hiệu quả nhất để phòng bệnh chính là tiêu diệt muỗi, lăng quăng thường xuyên và phòng tránh bị muỗi đốt. 

Loại bỏ sự phát triển của muỗi bắt cách đậy kín các dụng cụ chứa nước, để muỗi không thể đi vào đó sinh sản, đẻ trứng. Thả cá vào các dụng cụ có dung tích nước lớn (chum, vại, giếng, bể) để diệt lăng quăng hiệu quả.

Thu gom và thiêu huỷ các vật dụng không cần thiết xung quanh nhà, thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ môi trường sống, úp kín các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến. Vệ sinh tất cả những nơi thường xuyên bị ứa nước, các dụng cụ chứa nước vào hàng tuần. 

Phòng chống trẻ nhỏ bị muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài khi ngủ, ngủ màn cả ban đêm lẫn ban ngày. Dùng bịt xịt muỗi vào những nơi kín và tối, thoa kem chống muỗi cho bé, sở hữu cây vợt điện diệt muỗi. Nên dùng màn có rèm che kín đáo để tránh muỗi có thể xâm nhập.

Kết luận 

Sốt xuất huyết ở trẻ em là một căn bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm, dễ chuyển biến năng. Do đó, người xưa có câu phòng bệnh còn hơn chữa bệnh và câu nói này rất có tác dụng với căn bệnh này. 

Bởi vì hiện nay, căn bệnh này vẫn chưa có thuốc đặc trị. Chính vì vậy hãy sử dụng các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết để bảo vệ sức khoẻ của con em mình một cách hiệu quả nhất nhé!

 

Xem nhiều nhất

Recent Comments