Thứ hai, Tháng mười 14, 2024
HomeSổ tay cho mẹCác mốc khám thai quan trọng - Tổng hợp thông tin cần...

Các mốc khám thai quan trọng – Tổng hợp thông tin cần biết

Khám thai là điều vô cùng cần thiết và quan trọng mà các cặp bố mẹ cần nhớ và đảm bảo trong suốt thời kỳ mang thai để có thể phòng ngừa và chẩn đoán các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Thêm vào đấy có thể đảm bảo được sức khỏe của mẹ và bé trong thời kỳ này, hãy cùng chúng tôi tham khảo các mốc khám thai quan trọng trong bài viết sau. 

Ý nghĩa của việc thăm khám thai định kỳ đối với phụ nữ

Mang thai là thiên chức cao quý của người phụ nữ và là niềm mong ước của rất nhiều người, để con có thể ra đời khỏe mạnh thì người mẹ cần phải thăm khám thường xuyên để kiểm tra sức khỏe của thai kỳ. Là một bậc phụ huynh thông thái bố mẹ nên quan tâm đến các mốc khám thai quan trọng của mình để đảm bảo bé cưng chào đời được khỏe mạnh. 

Việc xác định mang thai và thăm khám thường xuyên có thể giúp cho bản thân người mẹ có thể chăm sóc phù hợp cho mình cũng như cho thai nhi. Bên cạnh đó còn có thể giúp cho chúng ta có thể nắm bắt được những nguy cơ mà mẹ cũng như thai nhi có thể gặp phải.

Phụ nữ có thai cần phải thăm khám sớm để xác định được mình có mang thai ngoài tử cung hay không, xét nghiệm các bệnh lý mà mình gặp phải để có phương hướng điều trị kịp thời. Bên cạnh đó các bác sĩ có thể tư vấn các chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, vệ sinh, chăm sóc sơ sinh, tiêm chủng thai kỳ… 

Quá trình thăm khám định kỳ còn có thể giúp cho các bác sĩ có thể xác định được thai nhi có bị dị tật hay không, một số dị tật như tim bẩm sinh, down, hở hàm ếch… Việc phát hiện sớm các nguy cơ này có thể tư vấn cho bố mẹ kịp thời. 

Tất tần tật các mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần biết
Tất tần tật các mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần biết

Thời điểm nào nên khám thai định kỳ lần đầu tiên

Ngay sau khi xác định có bầu bằng que thử thai nếu thấy xuất hiện 2 vạch hoặc có thể nhận thấy một số dấu hiệu mang thai thường gặp xuất hiện trên cơ thể thì người mẹ nên đi khám thai càng sớm càng tốt. Bởi lần khám thai đầu tiên vô cùng quan trọng, các bác sĩ sẽ xét nghiệm và chẩn đoán bệnh nhân có thực sự có thai hay không, thai đã vào tử cung hay chưa, thai đã được bao nhiêu tuần.

Việc xác định tuổi thai còn là cơ sở để theo dõi sự phát triển  của thai nhi ở các mốc khám thai tiếp theo, dự đoán ra ngày dự sinh. Theo nghiên cứu cho thấy thì thời gian khám thai tốt nhất của mẹ bầu sẽ là ở tuần thứ 5 đến tuần thứ 6 của thai kỳ. 

Lần đầu khám thai cần đi khám những gì?

Mẹ bầu nên trang bị cho mình những kiến thức trong việc thăm khám thai nhi để có thể đảm bảo quyền lợi cho mình cũng như chắc chắn về độ chính xác của kết quả đó, quy trình khám thai của mẹ bầu gồm:

  • Chẩn đoán có thai hay không, khi khám thai lần đầu các bác sĩ sẽ xác định xem mẹ có thực sự có thai hay không thông qua xét nghiệm. Mẹ bầu không nên trì hoãn việc khám thai vì bác sĩ cần phải xác định xem người mẹ có mang thai ngoài tử cung hay không để tránh nguy hiểm.
  • Kiểm tra tình trạng sức khỏe chung của người mẹ và thai nhi, các thói quen hàng ngày, các thói quen tốt và xấu đối với sức khỏe, tiểu sử bệnh tật của gia đình, tiền sử thai sản…
  • Tiến hành đo tử cung trong lần thăm khám đầu tiên để theo dõi sự phát triển của thai nhi và dự đoán ngày dự sinh của mẹ bầu.
  • Tiến hành một số xét nghiệm liên quan như xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra hàm lượng đường, protein,… Xét nghiệm máu để xác định nhóm máu, lượng hồng cầu, hàm lượng RH. Xét nghiệm chẩn đoán các bệnh truyền nhiễm như viêm gan, HIV. Xét nghiệm xem người mẹ có mắc vấn đề về ung thư cổ tử cung hay không. 
Lần đầu khám thai bạn được khám những gì?
Lần đầu khám thai bạn được khám những gì?

3 Mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu cần nắm

Khám thai là các mốc vô cùng quan trọng mà các cặp bố mẹ cần phải tuân thủ để xác định sức khỏe của mẹ và bé cũng như phát hiện ra các bệnh từ sớm. Vậy đâu là các mốc khám thai quan trọng, hãy cùng tìm hiểu trong những thông tin được chia sẻ sau đây.

Mốc khám thai quan trọng đầu tiên vào tuần 11 – 13

Đây được xem là thời điểm vàng để các mẹ bầu thực hiện thăm khám lần đầu và xét nghiệm các bước cần thiết, ở tuần thai này các thai phụ sẽ được siêu âm 4D để xem kích thước và hình thái của thai nhi. Thai nhi đang nằm trong tử cung hay ngoài tử cung, song thai, đơn thai hay đa thai, thai nhi có phát triển bình thường hay không.

Thời điểm này cần phải xác định độ mờ da gáy, các hội chứng bất thường mà thai nhi có thể gặp phải như hội chứng down, dị dạng tim, thoát vị cơ hoành… Điều này có thể giúp cho bác sĩ có lời khuyên cho ba mẹ và có các biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra một số xét nghiệm cần thiết mà mẹ bầu cần xét nghiệm trong lần đầu tiên thăm khám là:

  • Xét nghiệm double test giúp tầm soát nguy cơ phát triển hội chứng Down, Edward hoặc Patau để bác sĩ có thể đưa ra các phán đoán kịp thời. 
  • Xét nghiệm máu giúp bác sĩ xác định các nguy cơ tiềm ẩn như thiếu máu, thiếu sắt có ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi và những điều mà ba mẹ cần bổ sung. 
  • Xét nghiệm nước tiểu giúp biết được nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu, tổn thương thận hoặc một vấn đề bất thường khác để bác sĩ đưa ra chẩn đoán bệnh kịp thời. 

Các mốc khám thai quan trọng thứ 2 – Vào tuần 20 – 24

Ở mốc thời gian này mẹ bầu đã trải qua một nửa chặng đường, đây là mốc thời gian vàng để mẹ bầu có thể biết được hình thái của thai nhi cũng như sự phát triển của bé. Ở tuần thai này bé yêu của bạn đã có kích thước tương đối lớn, các cơ quan trong cơ thể bé đã được hình thành nên dễ dàng phát hiện dị tật hơn như:

  • Đánh giá giải phẫu của thai nhi như não, tim, phổi, tay chân của bé có bị dị dạng không.
  • Đo các chỉ số phát triển của bé như vòng đầu, đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi, cân nặng ước tính… 
  • Bác sĩ sẽ đo chiều dài lưỡng đỉnh của bé, các chỉ số cần thiết xem có bị bất thường ở đầu hay não của bé hay không.
  • Xem kỹ phần gương mặt xem bé có bị dị dạng như hở hàm ếch, có đầy đủ các ngũ quan như tai, mũi, miệng, sống mũi…
  • Tình trạng các cơ quan nội tạng của bé như tim, phổi, dạ dày, thận… Tim của bé có đủ ngăn hay không, phổi có dịch tiết bất thường hay không…
  • Kiểm tra lượng nước ối của người mẹ có bình thường hay không, vị trí nhau bám có tốt, dây rốn có bị bám màng hay không, bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến sinh mạng của bé. 
Mốc khám thai quan trọng  vào tuần 20 - 24
Mốc khám thai quan trọng  vào tuần 20 – 24

Các mốc khám thai quan trọng thứ 3 – tuần 30 đến 32

Thời điểm này thai nhi của mẹ bầu đã lớn, những dấu hiệu bất thường ở mốc khám thai thứ hai nếu chưa được phát hiện thì lần này đã được phát hiện rõ ràng. Bác sĩ sẽ phân tích để bố mẹ có thể chuẩn bị tâm lý và lựa chọn sinh thường hay sinh mổ, nên sinh ở thời điểm nào, những điều cần chú ý để chuẩn bị chăm sóc cho bé khi sinh ra nếu như có các vấn đề. 

Bên cạnh đó các bác sĩ cũng sẽ kiểm tra ngôi thai, bánh nhau, lượng nước ối của người mẹ có đảm bảo để bé phát triển tốt ở thời điểm này hay không. Đưa ra những kết luận chính xác về sự phát triển của thai nhi, tốc độ phát triển của bé có tốt hay không, nếu bé phát triển chậm thì nên dùng những biện pháp nào.

Từ đây có thể phát hiện và phòng tránh được những nguyên nhân gây ra các tình trạng như suy thai, ngạt sau sinh, dự đoán ngày sinh của mẹ bầu chính xác hơn. Nếu thai nhi có những biểu hiện nguy hiểm thì bác sĩ sẽ thông bảo để bố mẹ có thể biết được các biện pháp can thiệp kịp thời. 

Xét nghiệm cần làm trong quá trình tiến hành khám thai

Những xét nghiệm trong thời kỳ mang thai cực kỳ quan trọng đối với người mẹ cũng như đối với thai nhi vì nó giúp kiểm soát và phát hiện các dấu hiệu bất thường. Có rất nhiều loại xét nghiệm khác nhau và dưới đây là những xét nghiệm chính mà các mẹ bầu cần nắm.

Các mốc khám thai quan trọng – Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là một trong xét nghiệm thời kỳ mang thai được thực hiện khá phổ biến vì thông qua đó có thể xác định người mẹ có nhiễm các virus lây nhiễm nghiêm trọng hay không. Xét nghiệm máu còn định lượng nhóm máu được truyền khi người mẹ gặp phải các vấn đề nguy kịch, tình trạng thiếu máu khi sinh. 

Mốc khám thai quan trọng - Xét nghiệm máu
Mốc khám thai quan trọng – Xét nghiệm máu

Xét nghiệm HCG

Xét nghiệm HCG được thực hiện nhằm khảo sát tình trạng mạch máu của mẹ và phát hiện một số tình trạng bất thường như đa thai khi HCG có mức độ quá cao. Xét nghiệm này được tiến hành khi thai nhi đã được 15 đến 15 tuần, ngoài ra xét nghiệm này còn giúp sàng lọc dị tật thai nhi. 

Xét nghiệm protein nước tiểu

Đây là xét nghiệm được thực hiện trong mỗi cột mốc khám thai quan trọng của chị em bằng cách lấy nước tiểu để làm xét nghiệm, lượng Protein có trong nước tiểu có thể giúp chẩn đoán nhiễm khuẩn, huyết áp, đái tháo đường… Nếu người mẹ mắc phải các bệnh lý này thì khi sinh con ra rất dễ mắc phải các dị tật như khiếm khuyết ống thần kinh, nứt đốt sống, viêm phế quản, suy hô hấp… 

Các mốc khám thai quan trọng – Xét nghiệm HIV

Nếu người mẹ bị nhiễm HIV thì khả thai nhi sẽ có khả năng mắc HIV sau sinh lên đến 30%. Việc xét nghiệm HIV trước khi sinh sẽ giúp khảo sát sớm tình trạng này nhằm có những hướng chăm sóc thai phụ phù hợp cũng như ngăn chặn các yếu tố liên quan gây tình trạng lây bệnh cho thai nhi. Việc xét nghiệm và phát hiện sớm có thể giúp cho gia đình có thể có kế hoạch sinh con phù hợp và điều chỉnh sinh đẻ. 

Xét nghiệm HIV là việc làm vô cùng cần thiết
Xét nghiệm HIV là việc làm vô cùng cần thiết

Kết luận

Trên đây là tất tần tật các thông tin cũng như các mốc khám thai quan trọng  mà mẹ bầu cần nắm để bảo vệ sức khỏe của mình cũng như của bé yêu. Chị em đừng quên đặt ra những câu hỏi nếu có thắc mắc để được bác sĩ giải đáp đồng thời hãy lắng nghe những khuyến cáo của bác sĩ để có thời kỳ mang thai an toàn. 

Xem nhiều nhất

Recent Comments