Cúng đầy tháng bé trai phong tục tại địa phương sinh sống Do đó chúng ta phải tuân thủ theo nhằm cầu cho bé mạnh khỏe và hạnh phúc suốt đời. Lễ cúng đầy tháng không phải ở nơi nào cũng giống nhau. Mỗi địa phương, mỗi vùng miền sẽ có những phong tục khác nhau.
Nguồn gốc tâm linh của buổi lễ cúng đầy tháng bé trai
Xưa tương truyền câu chuyện vì sao lại cúng đầy tháng bé trai là do mỗi bé ra đời đều được 12 Bà Mụ nặn ra. Mỗi Bà Mụ có một công việc phụ trách từng bộ phận khác nhau. Người thì nặn mũi, người nặn miệng, người khác lại nặn chân tay,…bé chào đời được là nhờ công nhào nặn của các Đại Tiên.
Ý nghĩa của nghi lễ cúng đầy tháng bé trai
Cúng đầy tháng bé trai đã tồn tại từ lâu đời, người Việt Nam ta cứ thế truyền qua bao thế hệ. Theo văn hóa dân gian thì việc cúng đầy tháng cho các bé nhằm cảm ơn các vị Tiên Đế đã mang đến cho bố mẹ những thiên thần xinh đẹp.
Cúng đầy tháng cho bé chính thức được ghi nhận là nghi thức hợp pháp và là lễ cúng đầu tiên cuộc đời của mỗi bé trai được tham gia và là chủ nhân của buổi lễ. Trong ngày trọng đại này đã đánh dấu việc bé và mẹ kết thúc thời gian kiêng cữ bắt đầu với nhịp sống bình thường.
Đây là nghi lễ đầu tiên mà các bé tham gia do đó nó mang lại ý nghĩa rất đặc biệt và quan trọng. Thời điểm đánh dấu tròn 1 tháng kể từ ngày bé trai được sinh ra đời, mẹ tròn con vuông. Nhằm tạ ơn 12 Bà Mụ đã có công nặn bé ra đời. Đồng thời đây cũng là dịp để gia đình giới thiệu bé với mọi người nhằm công nhận sự hiện diện của bé.
Nếu không cúng lễ đầy tháng thì có sao không?
Nghi lễ cúng đầy tháng là một nghi lễ quan trọng, tuy nhiên không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện để tổ chức cúng đầy tháng cho con mình. Nhiều bố mẹ thắc mắc không cúng đầy tháng cho bé thì có bị làm sao không?
Việc cúng đầy tháng không có quy định phải làm to hay nhỏ cả, trước hết là lòng thành của gia đình nhằm cảm ơn tới công lao của 12 Bà Mụ, sau đó là muốn cầu mong cho em bé khỏe mạnh, mau ăn chóng lớn, thông minh, đẹp trai…Mâm cúng có thể chỉ là một mâm cơm bình thường làm sao để tỏ lòng thành của mình với tổ tiên.
Cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé trai mẹ cần biết
Cách tính truyền thống của ông bà ta là tính theo lịch âm chứ không tính theo lịch dương. Các lễ cúng thường sẽ dùng lịch âm còn các dịp kỷ niệm mới dùng lịch dương. Do đó cúng đầy tháng bé trai cũng được tính theo lịch âm.
Riêng bé trai, các cụ có cách tính ngày đầy tháng vô cùng đặc biệt đó là trồi lên hai ngày. Ví dụ như bé trai sinh ngày 16/7 thì ngày cúng lễ đầy tháng sẽ là 18/8 âm lịch. Bé trai phải trồi lên hai ngày là vì ông bà xưa quan niệm con trai là bậc nam nhi đại trượng phu phải luôn đi trước, tiến lên xông xáo thì mới có thể thành công được.
Không có quy định nào về thời gian cúng đầy tháng cho bé trai cả. Vì mỗi địa phương mỗi khác, tuy nhiên thời gian đẹp nhất để cúng đó là buổi sáng hoặc buổi chiều tối. Vì trong khoảng thời gian này là sự giao thoa của trời đất, là khoảng thời gian mặt trời xuất hiện và lặn đi.
Quan niệm cúng vào buổi sáng hoặc buổi tối bởi vì ông bà ta cho rằng lúc mặt trời có sự biến mất tức là đã mang đi những luồng khí xấu vận lên người em bé và để lại những tia sáng hạnh phúc, vận may và sức khỏe đến cho em bé sau này.
Lễ cúng đầy tháng cho bé trai tiết kiệm thời gian và phí
Trong nghi thức cúng đầy tháng cho bé trai được cho là đầy đủ nhất những yêu cầu những lễ vật vô cùng đơn giản, dễ kiếm và dễ làm tại nhà bố mẹ không cần quá lo lắng. Bố mẹ có thể tham khảo các bước chuẩn bị và cúng dưới đây:
Mâm cúng đầy tháng bé trai trịnh trọng dâng lên bàn thờ
Nhắc đến mâm cúng thì không thể nào thiếu xôi và gà luộc truyền thống của Việt Nam được. Ngoài ra còn cần phải có thêm chè, bộ tam sên (thịt heo luộc, tôm luộc, cua luộc, trứng gà luộc), mâm ngũ quả, và các lễ vật khác với số lượng chi tiết như dưới phần liệt kê bên dưới bài viết dưới đây.
Phải đảm bảo đầy đủ có: 1 con gà luộc, 13 đĩa xôi, 12 chén chè trôi nước, 3 chén chè lớn, 1 bộ tam sên, Một mâm ngũ quả tươi, Hoa tươi, trà, nước, rượu, muối, gạo, Bộ hình thế, Trầu cánh phượng, đôi hài, áo quần và nén vàng mỗi thứ chuẩn bị đủ 13 bộ và giống nhau.
Chuẩn bị lễ cúng 12 Bà Mụ và Đức Ông
Bà Mụ và Đức Ông là những vị Tiên không thể thiếu trong buổi lễ cúng đầy tháng cho bé trai. Bà Mụ và Đức Ông đã có công lao to lớn khi dẫn dắt những sinh linh bé bỏng đến với gia đình do đó cần phải có mâm cơm cúng trả lễ cho họ.
Đối với mâm cúng 12 Bà Mụ bao gồm: đồ vàng mã là các bộ áo váy, trầu cau được bổ tư và têm cánh phượng, đồ chơi trẻ em làm bằng nhựa hoặc bằng sứ. Cúng động vật như: ốc, tôm, cua để sống hoặc luộc chín. Mâm cơm có gà luộc, xôi, món mặn, cơm canh và rượu trắng. Chuẩn bị hương hoa và bánh quả.
Lưu ý với mâm cúng 12 Bà Mụ yêu cầu mỗi thứ phải chia ra 12 phần bằng nhau và chia thêm một phần lớn hơn 12 phần đã chia. Lý do là chia đều lòng biết ơn với 12 Bà Mụ đã nặn ra một sinh linh đáng yêu.
Ngoài mâm cúng Bà Mụ thì cúng đầy tháng bé trai còn cần phải có mâm cúng Đức Ông. Đức Ông là một vị thánh, là một vị tổ tiên của sự nghiệp. Ông có nhiệm vụ truyền đạt đường đi nước bước và xây dựng chí hướng cho tương lai em bé sau này.
Lễ vật dâng lên cúng Đức Ông bao gồm những tín lễ sau: 3 đĩa xôi lớn, một con gà luộc bắt chéo cánh, 1 tô cháo trắng lớn, 1 tô chè lớn, 1 miếng thịt quay hoặc luộc, 1 mâm ngũ quả, trầu cau quét vôi sẵn, giấy tờ vàng mã và hương hoa đi kèm.
Bày trí mâm cúng đầy tháng cho bé trai như thế nào?
Các bố mẹ lưu ý cách sắp xếp mâm cúng đầy tháng sao cho phù hợp với yêu cầu chia cấp bậc của các vị thần và tổ tiên. Sắp xếp mâm cúng đầy tháng chia thành 2 mâm là mâm trên và mâm dưới. Yêu cầu là mâm trên đặt cách mâm dưới không quá 20 phân.
Mâm dưới là mâm nhỏ để đặt lễ vật cúng Đức Ông còn mâm trên cao hơn là nơi đặt lễ vật cúng 12 Bà Mụ. Việc bố trí từng tín vật cũng phải cần tuân thủ theo quy tắc “Đông bình, Tây quả” có nghĩa là bình hoa phải đặt ở phí Đông và các lễ vật khác đặt ở phí Tây.
Tiến hành nghi thức cúng đầy tháng cho bé trai
Các mâm lễ được bố trí và đặt lên, bố hoặc mẹ sẽ tiến hành thắp 3 nén hương lên bàn cúng Mụ. Sau đó bế bé trai ra trước bàn cúng Mụ và khấn theo bài khấn Cúng Mụ theo phong tục nơi mình sống.
Có nhiều bài cúng Mụ khác nhau nhưng suy cho cùng các bài khấn đều có chung một ý nghĩa đó là xưng danh 12 Bà Mụ, các vị thần và Đức Ông, ngày tháng năm sinh của con trai, tên tuổi bố mẹ và tên của bé trai là nhân vật chính. Nêu nơi ở hiện tại của gia đình và nêu lý do của lễ cúng. Không thể thiếu là lời cảm ơn kính lễ 12 Bà Mụ.
Chuẩn bị nghi lễ & văn khấn cúng đầy tháng cho bé trai
Chuẩn bị lễ vật cúng đầy đủ thì còn một thứ không thể thiếu để có thể truyền đạt sự biết ơn đến các Đại Tiên đó là văn khấn cúng đầy tháng bé trai. Đến giờ lành bố mẹ hoặc ông bà của bé trai có thể đại diện lên đọc văn khấn sau đó làm lễ bắt miếng cho em bé.
Nghi thức bắt miếng được ông bà ta gọi là nghi thức khai hoa. Thực hiện nghi thức này em bé được đặt trên bàn cạnh mâm cúng. Người cúng tiến hành rót trà và thắp hương sau đó bồng bé lên bằng một tay tay còn lại vẩy hoa trên miệng bé nhằm cầu mong sau này bé chỉ nói lời hay ý đẹp, ngoan ngoãn vâng lời.
Người khấn ăn mang lịch sự và trịnh trọng khấn : “Hôm nay, 1 tháng tuổi của cháu, gia đình chúng tôi kính dâng mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị mụ bà và tam đức ông nhận lễ sau. Kính mong quý tiên tiếp tục phù trợ cho cháu mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc, sung túc một nhà”.
Những điểm cần chú ý khi cúng đầy tháng bé trai
Cần phải thực hiện nghi thức đặt tên trong buổi cúng lễ đầy tháng bởi vì cần phải cho Ông Bà Mụ biết tên tuổi của đứa bé sau này còn có thể dẫn dắt, chỉ đường rẽ lối cho đứa bé trong hành trình phát triển. Mọi thành viên trong gia đình cần phải có mặt để có thể chứng giám cho hành trình của đứa bé.
Lễ cúng cho bé trai thì gia đình có thể chuẩn bị gà trống luộc hoặc thay thế bằng vịt cúng cũng được. Mâm ngũ quả yêu cầu phải có 5 loại quả khác nhau có màu sắc rực rỡ, tươi tắn và không được cúng quả héo, bố trí đẹp mắt trên dĩa.
Chuẩn bị hoa cúng phải là hoa tươi, để mang đến nhiều vận may và phúc phận cho đứa trẻ thì bố mẹ nên chọn những loài hoa có tên mang ý nghĩa tốt đẹp như hoa đồng tiền, hoa hướng dương, hoa ly,…
Cha mẹ có con trai luôn mong ước con mình thành danh trong sự nghiệp do đó có thể cúng chè đậu đỏ để mong ước sau này con trai thuận buồm xuôi gió, sự nghiệp ổn định, kinh doanh phát tài phát lộc trong tương lai.
Lời kết
Cúng đầy tháng bé trai nhằm cầu mong mọi điều tốt lành cho gia đình và đứa bé. Việc cúng đầy tháng có ý nghĩa to lớn đã đánh dấu một cột mốc đầu tiên của cuộc đời con người. Biết ơn sự sinh ra của tạo hóa và công đức sinh đẻ của người làm cha làm mẹ.
Recent Comments