Vào giai đoạn cuối thai kỳ mẹ bầu thường lo lắng không biết thời gian và dấu hiệu nào sẽ cho biết bé yêu sắp chào đời. Dấu hiệu chuyển dạ rất rõ ràng mà mẹ bầu nào cũng có thể dễ dàng cảm nhận và cũng là bước chuẩn bị tâm lý cho sự chào đời của em bé. Bài viết dưới đây sẽ trả lời toàn bộ thắc mắc, lo lắng của sản phụ về thời điểm mà em bé chuẩn bị chào đời.
Chuyển dạ là gì?
Trước khi tìm hiểu về dấu hiệu chuyển dạ thì điều đầu tiên mà mẹ bầu cầu quan tâm chính là khái niệm về chuyển dạ. Chuyển dạ chính là quá trình cuối cùng của một thai kỳ, nhau thai và bọc ối của em bé sẽ được đưa ra khỏi buồng tử cung của người mẹ. Lúc này em bé trong tử cung đã xoay chuyển vào đúng vị trí và di chuyển dần xuống khung chậu của mẹ và dấu hiệu chuẩn bị chuyển dạ cũng bắt đầu.
Người mẹ sẽ có các cơn đau do cơ ở tử cung bắt đầu co thắt, phần bụng trở nên cứng hơn và cổ tử cung sẽ mở rộng dần ra để em bé chui ra. Các cơn đau kéo dài theo từng cơn, cổ tử cung mở rộng tầm 10cm cùng với sức rặn của người mẹ thì em bé sẽ được đưa ra ngoài qua đường âm đạo.
Tùy vào tuổi của thai nhi thì các dấu hiệu chuyển dạ sẽ khác nhau, mẹ bầu có thể dễ dàng kiểm soát được cơn chuyển dạ khi nắm rõ được ngày dự sinh và tuần thai tại thời điểm hiện tại.
Các biểu hiện sắp sinh, chuyển dạ thường gặp
Sản phụ vào cuối thai kỳ có tâm lý lo lắng cho kỳ vượt cạn, đón bé yêu chào đời sắp tới với mong muốn mẹ và con đều bình an. Theo quan niệm từ xưa thì đủ tháng đủ ngày em bé mới chào đời, nhưng tùy vào mỗi sản phụ thì em bé có thể chào đời sớm hơn hoặc muộn hơn. Dưới đây là một số dấu hiệu sắp sinh và chuyển dạ thường gặp cho mẹ bầu có thể tham khảo:
Giãn các khớp
Khi mang thai toàn bộ cơ thể của mẹ bầu có sự thay đổi rất lớn, đặc biệt là các hormone relaxin tăng cao nên các dây chằng của mẹ bầu trở nên mềm và giãn hơn. Điều này là cần thiết bởi sẽ giúp cho quá trình đưa em bé ra ngoài tử cung được thuận lợi nhất, sản phụ không cần lo lắng gì bởi đây là phản xạ tự nhiên và cũng là dấu hiệu chuyển dạ cần quan tâm.
Mất nút nhầy
Với sản phụ thì nút nhầy chính là khối chất nằm chặn tại lỗ tử cung với mục đích ngăn chặn vi khuẩn và các nguồn lây nhiễm khác có thể xâm nhập vào tử cung. Khi vào thời kỳ chuyển dạ thì mẹ bầu sẽ cảm thấy âm đạo tiết ra chất nhầy màu hồng hoặc hơi đỏ, đây là dấu hiệu quan trọng để chuẩn bị cho em bé có thể ra ngoài một cách thuận tiện nhất.
Khi mẹ bầu nhìn thấy dịch nhầy sẫm màu hoặc màu hồng lẫn một ít máu thì đó chính là biểu hiện sắp sinh. Việc mất chất nhầy có thể xảy ra vào trước 1, 2 tuần trước khi sinh hoặc ngay trước giờ sinh vài giờ, xuất hiện vào thời điểm nào thì mẹ bầu cũng cần lưu ý để sẵn sàng tâm lý cho kỳ vượt cạn.
Đặc biệt cần chú ý nếu em bé đã đủ tuần thai mà chưa có dấu hiệu mất nút nhầy thì mẹ bầu cần đến thăm khám bác sĩ để có phương án kích thích sinh đúng ngày nhất, hơn nữa nếu chất nhầy có nhiều máu không nên chủ quan vì có thể là dấu hiệu chuyển dạ nguy hiểm và cần có sự can thiệp của bác sĩ.
Vỡ ối
Vỡ ối là dấu hiệu rõ ràng nhất trước khi chuyển dạ, thường thì mẹ bầu sẽ có cảm giác nước ối chảy ra nhanh và mạnh và đột nhiên chảy ra từ âm đạo. Túi ối được coi là ngôn nhà nuôi dưỡng em bé chính vì vậy mà khi vỡ ối cũng đồng nghĩa với việc em bé cần được ra ngoài ngay lập tức, mẹ bầu cần phải nhận biết được nước tiểu và nước ối mới có thể xác định rõ nhất thời điểm chuẩn bị sinh.
Cổ tử cung giãn nở
Tử cung giãn nở là rất quan trọng để em bé có thể dễ dàng ra đời, đoạn dưới của tử cung giãn ra và mỏng đi dần. Cổ tử cung phải dãn nở 10cm mới được cho là đạt đủ tiêu chuẩn để lên bàn sanh, các bác sĩ có chuyên môn sẽ đánh giá được tốc độ mở tử cung và xác định thời điểm có thể thực hiện việc đưa em bé ra ngoài.
Sa bụng dưới
Theo tự nhiên thì những tuần cuối cùng của thai kỳ em bé sẽ có xu hướng quay đầu và di chuyển dần xuống xương chậu của mẹ bầu để chuẩn bị ra đời. Dễ nhận biết nhất với sinh con đầu lòng, lúc này dấu hiệu chuyển dạ rõ ràng nhất là chảy nước ra âm đạo, bụng có xu hướng sa xuống dưới
Cảm giác rõ rệt nhất là mẹ bầu sẽ thấy nặng nề phần bụng. di chuyển khó khăn cần có người đỡ, em bé nằm trên bàng quang nên mẹ bầu liên tục cảm thấy buồn tiểu. Với những triệu chứng này thì sản phụ chuẩn bị sẵn sàng tâm lý cho cuộc vượt cạn sắp diễn ra.
Khi có dấu hiệu chuyển dạ việc bạn cần làm là gì?
Điều lo lắng hàng đầu khi xuất hiện các biểu hiện chuyển dạ chính là việc cần phải làm tiếp theo đó là gì. Việc quan trọng là giữ tâm lý ổn định và làm theo những việc sau:
- Khi mẹ bầu thăm khám và siêu âm trong suốt quá trình mang thai đã có thể xác định được chính xác thời điểm dự sinh. Biểu hiện chuyển dạ nằm trong khoảng thời gian đã được dự tính thì cần nhập viện và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Các cơn đau sẽ làm mẹ bầu khó chịu nhưng cần phải làm quen dần, những cơn đau không có ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn là dấu hiệu tích cực cho thấy con yêu sắp chuẩn bị chào đời.
- Sẽ có các y tá, điều dưỡng sẽ luôn túc trực và hướng dẫn mẹ bầu những việc cần chuẩn bị trước khi lên bàn sinh, thở chậm, nhẹ nhàng, thả lỏng cơ thể để giảm bớt sự lo lắng, hoảng sợ trong quá trình sinh nở.
Thời điểm nào mẹ bầu cần sự tư vấn của bác sĩ
Trong suốt thai kỳ thì mẹ bầu sẽ gặp rất nhiều trạng thái khác nhau mà đặc biệt là khoảng thời gian chuyển dạ và cần nắm rõ thời điểm nào cần thiết phải nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ hay cần nhập viện theo dõi:
- Khi bắt đầu có những cơn gò nhẹ, bắt đầu đau thắt nhưng không kéo dài, sau đó thì các cơn gò bắt đầu xuất hiện nhiều hơn và cơn đau co thắt hơn thì cần đến bệnh viện ngay.
- Bên cạnh dấu hiệu chuyển dạ sinh thường thì các dấu hiệu chuẩn bị chuyển dạ sinh non hay chưa đến thời gian dự sinh mà đã có dấu hiệu cũng cần đến gặp bác sĩ.
- Vỡ ối hoặc rò rỉ nước ối khi thai chưa đủ tuần cũng cần phải nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ để đẩy sinh sớm hơn.
- Đã qua thời gian dự sinh, em bé già tuần rồi mà chưa có bất kỳ biểu hiện chuyển dạ nào thì phải đến bệnh viện để được tư vấn.
Một số lưu ý khi có dấu hiệu chuyển dạ
Khi có bất kỳ dấu hiệu nào trong quá trình mang thai cũng là vấn đề được quan tâm mà mẹ bầu nhất định không thể bỏ qua. Dưới đây là một số lưu ý khi mẹ bầu có biểu hiện chuyển dạ:
Đau đẻ có giống với đau bụng kinh hay không?
Là phụ nữ thì hàng tháng đều phải trải qua những cơn đau bụng kinh và cũng không ít lần gặp phải trường hợp đau bụng đi ngoài. Vì vậy khi mang thai cần phải phân biệt rõ cơn đau chuyển dạ với các loại đau bụng thông thường khác. Cơn đau chuyển dạ xảy ra do em bé nằm đè lên các dây thần kinh dẫn đến những cơn đau cao độ không kiểm soát được.
Đau bụng chuyển dạ được ví như gãy xương sườn để nói về mức độ đau đáng sợ đến nhường nào. Cơn đau thắt sẽ xuất hiện từng cơn từ nhẹ cho đến cao độ, các cơn đau dồn dập chính là báo hiệu giờ sinh sắp sửa đến và em bé sắp được chào đời. Đau đẻ hoàn toàn khác với các loại đau bình thường nên mẹ bầu có thể dễ dàng phân biệt được và có tâm thế vững vàng để trải qua kỳ sinh nở thuận lợi.
Buồn nôn phải dấu hiệu chuyển dạ hay không?
Rất nhiều người có cảm giác buồn nôn như ốm nghén ở các tuần cuối thai kỳ và thường rất lo lắng không biết là dấu hiệu gì. Đây chính xác là một trong những biểu hiện chuyển dạ với các triệu chứng phổ biến như bụng cồn cào, nôn khan, rất khó chịu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chính là do em bé xoay hướng và nằm đè lên đường tiêu hóa của mẹ bầu gây cảm giác buồn nôn.
Khi tới ngày dự sinh mà không có dấu hiệu chuyển dạ
Khoa học công nghệ hiện nay đã có thể dự kiến được ngày sinh chuẩn xác nhất nhưng không phải em bé nào cũng chào đời đúng quy trình. Vì thế cần đặc biệt chú ý vào thời điểm gần ngày dự sinh, nếu không có bất kỳ biểu hiện chuyển dạ nào thì cần thiết phải tìm đến bác sĩ để kiểm tra xem có bất thường gì không còn có phương pháp can thiệp sớm nhất.
Không được bỏ qua các cơn đau chuyển dạ
Các dấu hiệu chuyển dạ thường không giống nhau vì vậy mà mỗi sản phụ sẽ có những cảm nhận riêng. Nếu hỏi chuyển dạ có đau không thì chắc chắn là có rồi, cảm giác khó chịu sẽ tăng lên dần cho đến khi lên bàn sinh. Cảm giác rõ rệt nhất là đau 2 bên sườn, bắp đùi, đau lưng, bụng phần dưới, các cơn đau quặn thắt từng cơ cho đến khi em bé chào đời.
Kết luận
Dấu hiệu chuyển dạ đã được nêu rất rõ qua bài viết trên, hy vọng đã giải đáp được những thắc mắc cũng như lo lắng của mẹ bầu khi thai kỳ bước vào giai đoạn cuối. Với những dấu hiệu rõ ràng mẹ bầu cần giữ cho mình tâm lý thoải mái, làm theo hướng dẫn của bác sĩ để đón con yêu ra đời được khỏe mạnh nhất và mẹ cũng trải qua những cơn đau nhẹ nhàng nhất.
Recent Comments