Chủ Nhật, Tháng Năm 19, 2024
HomeChia sẻ kinh nghiệmDính thắng lưỡi - Những lưu ý quan trọng mà bố mẹ...

Dính thắng lưỡi – Những lưu ý quan trọng mà bố mẹ cần biết

Dính thắng lưỡi là một trong những loại dị tật bẩm sinh xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân dẫn đến do dây thắng lưỡi của trẻ bị ngắn và có một lớp màng mỏng dưới lưỡi làm cho lưỡi không thể hoạt động bình thường và ảnh hưởng đến phát âm của trẻ.  

Dính thắng lưỡi là gì & biểu hiện của căn bệnh y khoa?

Dính thắng lưỡi ở trẻ tuy không gây nguy hiểm nhưng phần nào đó gây ảnh hưởng đến chức năng ở lưỡi của trẻ. Vì vậy, các bậc cha mẹ không nên chủ quan, cần hiểu rõ về căn bệnh này để có thể giúp trẻ phát hiện và điều trị kịp thời.

Ở trẻ em khi mới chào đời, dính thắng ở lưỡi là tật bẩm sinh nhẹ gây ra sự khó chịu cho lưỡi của bé, nặng hơn còn gây ra khó khăn khi nói. Thông thường, căn bệnh này xuất hiện ở những bé trai nhiều hơn so với các bé gái.  Các bé có thể có nguy cơ dính thắng ở lưỡi nhiều hoặc dính thắng ở lưỡi ít tùy vào cơ địa của từng bé. 

Lợi ích khi phát hiện dính thắng lưỡi sớm ở trẻ

Từ thống kê, hiện nay có khoảng 4% – 5% trẻ sơ sinh mắc dị tật dính thắng ở lưỡi này, lớp màng mỏng niêm mạc dưới lưỡi đã gây ra biết bao hệ lụy cho các bé, cha mẹ thì đau đáu với bệnh tình của con mình. Điều này chứng tỏ việc phát hiện bệnh của bé càng sớm càng có cơ hội điều trị kịp thời. 

Và bệnh dị tật thắng lưỡi ở trẻ thường được phát hiện vào tháng đầu trẻ  được sinh ra với điều kiện những đứa trẻ này phải được chăm sóc, thăm khám định kỳ và tiêm chủng thường xuyên. 

Dính thắng lưỡi - Một căn bệnh đơn thuần nhưng gây ảnh hưởng lớn
Dính thắng lưỡi – Một căn bệnh đơn thuần nhưng gây ảnh hưởng lớn

Nguyên nhân gây ra dính thắng lưỡi ở trẻ

Mặc dù, ngành Y khoa có sự phát triển mạnh mẽ, nhảy vọt, nhưng họ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh mắc bệnh dị tật bẩm sinh như dính thắng ở lưỡi. Song, ở một số trường hợp, họ cho rằng căn bệnh này xuất phát từ yếu tố gen di truyền từ thế hệ trước. 

Dấu hiệu nhận diện trẻ bị dính thắng lưỡi ngay từ nhỏ

Đối với những bé có lưỡi bình thường, bé có thể di chuyển được lưỡi của mình, khi bú mẹ bé có thể tiếp nhận được nguồn sữa bổ dưỡng từ mẹ, khiến bé nhanh lên cân, và nâng lưỡi lên đụng hàm trên một cách dễ dàng.

Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp cha mẹ không có tiền sử bị dị tật Dính thắng lưỡi mà sau khi sinh con ra thì con họ lại mắc phải căn bệnh dị tật này. Có thể nói, đây là một loại dị tật mà gây ra nhiều khó khăn cho các chuyên gia khoa học. 

Dính thắng ở lưỡi là nguyên do làm cho trẻ có những biểu hiện như bú khó, bú lâu, lên cân chậm. Thông thường, những bậc cha mẹ nào có con trẻ đang mắc phải căn bệnh này đưa trẻ đến gặp bác sĩ đều có những biểu hiện như vậy. Và còn nhiều dấu hiệu khi trẻ mắc bệnh được thể hiện rõ dưới đây. 

Một số mẫu và phân loại theo mức độ dính thắng lưỡi ở trẻ em
Một số mẫu và phân loại theo mức độ dính thắng lưỡi ở trẻ em

Dính thắng ở lưỡi khiến trẻ bú khó, đau đớn ở người mẹ 

Có thể nói, dính thắng lưỡi đã gây cản trở cho bé trong quá trình bú sữa mẹ. Khi bé di chuyển lưỡi sẽ có vật cản lại, sau đó bé sẽ ngắt hút liên tục, không thể tiếp thu nguồn sữa mẹ hiệu quả. Bé sẽ tạo ra nhiều tiếng động như chép miệng, khóc,…khi được mẹ cho ăn. 

Đối với người mẹ, khi bé cố gắng nhai núm vú để có thể tiếp cận sữa mẹ, vô tình làm cho người mẹ đau đớn ở vùng núm vú nghiêm trọng. Có thêm một vấn đề nữa khi bé không thể tiếp cận được sữa mẹ, nguồn sữa của người mẹ sẽ cạn kiệt dần. 

Những dấu hiệu nhận diện dính thắng lưỡi ở trẻ 

Khi bé đang mắc bệnh dính thắng ở lưỡi đồng nghĩa với việc lưỡi của bé có những biểu hiện bất thường, thắng lưỡi ngắn, không thể di chuyển sang hai bên và đặc biệt lưỡi bé không thè ra đến môi được, khi bé khóc thì đầu lưỡi có hình trái tim và có dạng hình chữ V.  Dây thắng lưỡi bị dính vào đầu lưỡi, không thể nâng lưỡi lên.

Ngoài ra, đối với những trẻ có độ tuổi lớn răng cửa hàm dưới bị nghiêng và còn do khoảng cách giữa hai răng thưa làm cho bị hở khiến cho trẻ khó khăn trong việc bú, phát âm không chuẩn, nói đớt, nói không thành tiếng. 

Chẩn đoán và phân loại mức độ nguy cơ căn bệnh ở trẻ

Khi phát hiện trẻ có những triệu chứng của Dính thắng lưỡi, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện uy tín để có thể kiểm tra chính xác tình trạng của căn bệnh. Tại đây, có nhiều bác sĩ có thâm niên trong nghề sẽ đưa ra những phương pháp chẩn đoán hợp lý với trẻ. Khi chẩn đoán họ sẽ đưa ra mức độ nguy cơ mà trẻ đang mắc phải. 

Các phương pháp chẩn đoán căn bệnh của trẻ

Việc đầu tiên khi chẩn đoán bé có mắc bệnh hay không, bác sĩ sẽ hỏi thăm cha mẹ tình trạng của bé trong thời gian qua có những triệu chứng kể trên hay không. Ngoài ra, bác sĩ còn đo chiều dài của dây thắng lưỡi từ sàn miệng đến mặt dưới lưỡi.

Với phương pháp chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ tiến hình thực hiện kiểm tra lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh bằng trang thiết bị hiện đại. Từ đó, quan sát rõ hơn những hoạt động từ lưỡi của bé bất thường hay bình thường.  

Phẫu thuật là biện pháp phổ biến nhất cho những bệnh nhân nhỏ
Phẫu thuật là biện pháp phổ biến nhất cho những bệnh nhân nhỏ

Phân loại mức độ nguy cơ mắc Dính thắng lưỡi ở trẻ

Mức độ nặng nhẹ của thắng lưỡi phụ thuộc vào quá trình đo chiều dài từ sàn miệng trẻ đến nơi bám của lưỡi. Nếu kết quả dưới 16mm thì bé đã mắc bệnh dính thắng ở lưỡi. 

Từ đó suy ra có 4 mức độ dính thắng ở lưỡi sau đây. Mức độ 1: mức nhẹ nhất 12 đến 16mm. Mức độ 2: ở mức trung bình từ 8 đến 11mm. Mức độ 3: nặng từ 3 đến 7mm. Mức cuối cùng là mức nặng nhất dưới 3mm. 

Điều trị tật thắng lưỡi theo phương pháp như thế nào?

Dính thắng lưỡi có thể nói là một căn bệnh không gây ra nhiều nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, nhưng nó ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng về ngôn ngữ của trẻ sau này. Nếu gia đình trẻ phát hiện quá muộn, sẽ gây cho ra trẻ rất nhiều hệ lụy như ảnh hưởng tới nha chu, chức năng phát âm, sự vận động trơn tru của lưỡi. 

Điều trị theo phương pháp phẫu thuật cho trẻ có nguy cơ

Dính thắng lưỡi chỉ có thể khắc phục bằng cách làm một cuộc phẫu thuật cắt dây thắng lưỡi đơn giản, cách này an toàn và hiệu quả vô cùng. Quá trình phẫu thuật không mất quá nhiều thời gian và giảm đi chấn thương cho trẻ. Mỗi bé ở mỗi mức độ khác nhau sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. 

Đối với những trẻ ở mức độ 1 (nhẹ) và mức độ 2 (trung bình) cần theo dõi thêm vì sau một thời gian thắng lưỡi có thể bị nới lỏng ra và từ đó dị tật sẽ tự khỏi mà không bị ảnh hưởng gì.

Đối với những trẻ bị tật ở mức độ 3 và mức độ 4, bác sĩ sẽ điều trị bằng cách phẫu thuật cho bé vào khoảng dưới 3 tháng tuổi. Nếu có bất kỳ lý do nào đó chưa làm phẫu thuật cắt thắng lưỡi được, người mẹ cũng như gia đình liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn những giải pháp cho bé bú sữa mẹ hiệu quả nhất. 

Ảnh minh họa rõ nét tình trạng hàm do dính thắng ở lưỡi gây nên
Ảnh minh họa rõ nét tình trạng hàm do dính thắng ở lưỡi gây nên

Tiểu phẫu cắt bỏ phần thắng lưỡi bị dính nhau bằng tia laser

Thủ thuật phẫu thuật Dính thắng lưỡi bằng laser hiện nay đang phổ biến rộng khắp. Phương pháp này hầu như không gây đau cho bé, mà còn tiết kiệm nhiều thời gian. Phẫu thuật này được gây tê và có thể cho bé xuất viện trong ngày và bé có thể uống sữa cũng như bú sữa mẹ sau 30 phút.  

Cha mẹ lưu ý khi tiến hành phẫu thuật xong thì ngay tại vị trí cắt sẽ thường xuyên xuất hiện vết màu trắng và nó sẽ hết sau vài tuần. Để nhanh chóng hồi phục cha mẹ tránh cho các bạn chạm vào vết thương tránh bị nhiễm trùng. Khi nào bé có tình trạng rỉ máu thì mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ. 

Cách phòng tránh dị tật dính thắng lưỡi cho thai nhi

Dị tật dính thắng lưỡi là một trong những dị tật đang được mọi gia đình quan tâm vì sự gia tăng của nó. Vì thế, những kiến thức trong quá trình mang thai cũng như cách để phòng tránh dị tật dính thắng lưỡi cho thai nhi là mối quan tâm hàng đầu của mỗi gia đình, và của cả xã hội. 

Phòng tránh dị tật dính thắng lưỡi trước thai kỳ

Hiện nay, có 2 cách giám định di truyền như: xét nghiệm sàng lọc trước sinh và xét nghiệm chẩn đoán di truyền trước sinh. Việc đầu tiên ở mỗi cặp vợ chồng có lịch sử dị tật dính thắng lưỡi cần giám định di truyền có nghĩa là chẩn đoán di truyền trước sinh để có thể xác định nguy cơ dị tật của thai nhi. 

Khi mang thai thì người mẹ có thể bổ sung thêm Acid folic vì nó có thể giảm tỷ lệ gen dị tật bổ sung qua đường uống thuốc hoặc những thực phẩm tự nhiên như đậu co ve, súp lơ, trứng, hạt hướng dương, bơ,…

Trẻ rất nhanh lớn, khi đó lưỡi càng xuất hiện nhiều mạch máu hơn nữa sẽ rất khó khăn trong việc điều trị. Cũng như tác động mạnh vào tâm lý của trẻ khiến cho trẻ ngày càng tiêu cực. 

Phòng tránh dị tật dính thắng lưỡi trong thai kỳ 

Đối với phụ mang thai không nên sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, cà phê, và các chất kích thích khác,…. Tránh xa những nơi có mùi hóa chất độc hại gây ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra, người mẹ nên tránh xa những vật nuôi như chó, mèo,… do có nhiều vi khuẩn độc hại. 

Muốn có một thai kỳ khỏe mạnh, nói không với những dị tật bẩm sinh, người mẹ cần bổ sung những dưỡng chất tốt cho sức khỏe, ăn uống lành mạnh. Để nắm bắt mọi tình hình của thai nhi trong bụng, người mẹ cần đi khám thai định kỳ để khi phát hiện ra sớm bác sĩ sẽ có những biện pháp xử lý. 

Thông thường chỉ cắt sớm khi dính thắng lưỡi nhiều. Theo dõi và đưa ra hướng điều trị phù hợp cho các bé, hạn chế ảnh hưởng vào các chức năng của lưỡi để lại hệ lụy về sau cho các bé do dị tật dính thắng lưỡi gây ra.

Nếu phát hiện càng muộn thì trẻ sẽ gặp khó trong vấn đề giao tiếp
Nếu phát hiện càng muộn thì trẻ sẽ gặp khó trong vấn đề giao tiếp

Lời kết

Dính thắng lưỡi là một loại dị tật bẩm sinh, dù không gây nguy hiểm đến tính mạng của các bé nhưng vẫn cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Mỗi phụ huynh cần nhận thức rõ mức độ quan trọng của căn bệnh này đối với trẻ. Cần phát giác và đưa trẻ đến những nơi có bác sĩ uy tín càng sớm càng tốt để giúp những đứa trẻ có cơ hội thăm khám. 

Xem nhiều nhất

Recent Comments