Thứ ba, Tháng chín 17, 2024
HomeChia sẻ kinh nghiệmNguyên nhân và dấu hiệu trầm cảm sau sinh của mẹ bỉm

Nguyên nhân và dấu hiệu trầm cảm sau sinh của mẹ bỉm

Chắc hẳn chúng ta sẽ có những thời kỳ dậy thì trong cuộc đời của bất cứ những cô gái trường thành. Có thể chúng ta sẽ đau bụng khi đến ngày, có những cảm xúc và thái độ tiêu cực khi tới tháng chẳng hạn. 

Nhưng chắc chắn điều đó chưa đau bằng dấu hiệu trầm cảm sau sinh của mẹ chúng ta. Và chính vì vậy, bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu thêm về căn bệnh cũng như cách nhận biết dấu hiệu trầm cảm sau sinh của mẹ và bé.

Trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm nghĩa là gì? Trầm cảm hiểu theo một cách đơn giản đó chính là một căn bệnh rối loạn cảm xúc và tâm thần xuất hiện ở mẹ và bé sau sinh. Căn bệnh này dường như không phân biệt giới tính hay độ tuổi của con người. 

Dấu hiệu trầm cảm thường xuyên xuất hiện vào những giai đoạn một ai đó gặp biến cố trong gia đình, trong cuộc đời của bản thân họ. Hoặc thậm chí đôi khi xảy ra ngay trong cuộc sống hôm nay. Tổ chức Y tế thế giới WHO đã từng đăng một bản thống kế lượng số người dân chết đi vì mắc bệnh trầm cảm lên tới hơn 900.000 người.

Đặc biệt nhất chính là vào giai đoạn sau sinh nở của những người phụ nữ trong gia đình. Họ thường có những cảm xúc tiêu cực do vừa trải qua một cửa tử để giành giật lấy sự sống cho bản thân. 

Đôi khi những người phụ nữ đó còn cho rằng nguyên nhân gây ra dấu hiệu trầm cảm, căn bệnh trầm cảm của họ là chính đứa con của bản thân vừa sinh ra. Vậy nên trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giúp những người cha, người chồng có thể vượt qua giai đoạn trầm cảm sau sinh của mẹ và bé.

Trầm cảm sau sinh dẫn đến sống sai cách sinh hoạt 
Trầm cảm sau sinh dẫn đến sống sai cách sinh hoạt

Nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh xuất hiện trầm cảm 

Vậy nguyên nhân từ đâu mà dẫn tới căn bệnh trầm cảm sau sinh của phụ nữ? Đối với người phụ nữ sau khi sinh con xong sẽ thường xuyên mắc những căn bệnh như sức khỏe suy giảm, nội tiết thất thường,.. đặc biệt nhất chính là căn bệnh mất ngủ đối với mẹ và bé.

Mất ngủ

Mất ngủ là một trong những căn bệnh mà rất nhiều người mắc phải. Đó cũng là dấu hiệu trầm cảm dễ nhận biết. Đối với những người phụ nữ sau sinh, thường xuyên không được ngủ đủ giấc vì họ buộc phải chăm con, cho con bú và ti bình sữa,.. Ngoài ra, đôi lúc đã có thời gian đi nghỉ ngơi nhưng rốt cuộc nằm xuống giường lại không thể ngủ được. 

Suy nhược cơ thể sau sinh nở

Không những vậy, sau khi sinh con xong đồng thời bản thân người phụ nữ sẽ mất đi rất nhiều sức lực. Về cơ bản đó là những cơn đau đến từ âm hộ, đau thắt tử cung,.. khiến cho nhiều người phụ nữ sau sinh liên tục nôn mửa hoặc không thế nạp chất dinh dưỡng vào cơ thể mình. Thậm chí, cơn đau này còn thường xuyên xuất hiện sau khi mẹ và bé sinh xong đã khiến cho mẹ dường như chán ghét đứa con của mình.

Áp lực gia đình của mẹ bỉm sữa

Ngoài ra, áp lực gia đình cũng chính là yếu tố gây tác động tới tâm lý của mẹ và bé sau sinh. Nếu bản thân chọn đúng người chồng tốt chắc chắn chúng ta sẽ được chăm sóc kĩ lưỡng, được quan tâm thấu hiểu. Những giai đoạn này có dấu hiệu trầm cảm  cũng khó phát hiện.

Nhưng nếu chẳng may lấy phải một người chồng không hiểu cho bạn thì quả đó là một điều đáng tiếc. Thậm chí một số gia đình còn bắt buộc con dâu phải sinh bằng được một đứa cháu trai mà đã khiến cho rất nhiều người phụ nữ áp lực khi sinh đẻ.

Chế độ nghỉ ngơi thường không được áp dụng
Chế độ nghỉ ngơi thường không được áp dụng

Dấu hiệu trầm cảm xuất hiện ở phụ nữ

Khi xuất hiện dấu hiệu trầm cảm sau sinh, những người phụ nữ sẽ thường xuyên hướng tới cái chết hoặc thậm chí giết luôn cả đứa con mình mới đẻ ra. Nhưng làm cách nào để các ông bố có thể nhận ra được căn bệnh này của mẹ và bé? Hãy điểm qua ngay một số dấu hiệu có thể nhận biết được căn bệnh trầm cảm sau sinh:

Trạng thái thường không được ổn định

Có thể thấy điển hình nhất đối với các mẹ và bé sau sinh đó chính là trạng thái thường không được ổn định. Khi con người rơi vào trạng thái này, tâm trạng sẽ thường xuyên suy sụp, chán nản dường như không còn hứng thú với bất kì việc làm nào. 

Bản thân người phụ nữ sau sinh đôi khi bị tác động bởi chính người chồng mình hay tiếng khóc của con trẻ sẽ rất dễ nổi cáu, thậm chí còn có thể đập phá các đồ đạc trong nhà.

Không còn ý thức được đây là con mình

Đây chính là một trong những mối lo hại cần phải quan tâm nhất. Việc bản thân một người phụ nữ sau sinh mắc dấu hiệu trầm cảm thường có thể không còn nhận ra bản thân mình là ai hay liệu đứa trẻ đang khóc có phải là con mình hay không. 

Một số người phụ nữ vẫn còn ý thức được rằng bản thân là mẹ của đứa bé nhưng vẫn còn luôn lo sợ bản thân sẽ không trở thành một người mẹ tốt cho đứa con của mình.

Ngoài ra, đó chính là việc bản thân người mẹ không nhận thức được đứa trẻ là con của mình. Chính vì thế mà người chồng phải luôn kề cạnh và chăm sóc thật tốt cho mẹ và bé để tránh trường hợp này xảy đến.

Dấu hiệu trầm cảm mất đi ý thức bản thân mình là ai
Dấu hiệu trầm cảm mất đi ý thức bản thân mình là ai

Suy giảm trí nhớ rõ rệt – Dấu hiệu trầm cảm phổ biến

Việc bản thân đã mất đi ý thức sẽ liên quan tới vấn đề rằng bản thân người phụ nữ sau sinh dường như đã bị suy giảm trí nhớ. Có thể họ sẽ thường xuyên quên mất rằng bản thân họ là ai hay thậm chí quên cả người chồng và đứa con của mình. Suy giảm trí nhớ nếu như không được chữa trị sớm, mẹ và bé sẽ có thể sẽ làm tổn hại tới những người xung quanh.

Những hội chứng trầm cảm sau sinh thường gặp

Tuy nhiên, ngoài những dấu hiệu và nguyên nhân nhận biết căn bệnh trầm cảm sau sinh thì căn bệnh này còn phân ra rất nhiều trường hợp có thuộc tính luôn quan tới người phụ nữ. Cùng xem qua một số các thể loại thuộc căn bệnh trầm cảm sau sinh của mẹ

Hội chứng Baby blues

Đối với hội chứng Baby blues hay còn gọi là hội chứng em bé xanh thường xuất hiện xuyên suốt quãng thời gian sau sinh khiến cho người mẹ mất ngủ một quãng thời gian trong vòng 2 – 3 tuần. Nếu căn bệnh này còn xuất hiện liên tục thêm một thời gian dài mẹ và bé sẽ có thể dẫn đến hậu quả nặng nề.

Hội chứng trầm cảm sau sinh của mẹ và bé

Đối với hội chứng trầm cảm sau sinh của mẹ và bé thì trên thế giới có khoảng 15% phụ nữ sẽ thường xuất hiện. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất chính là tâm trạng bất thường, thường xuyên cáu gắt, chán ghét bản thân,… Ngoài ra còn mắc một số chứng bệnh như không còn hứng thú với công việc hay đồ ăn yêu thích.

Trẻ em sơ sinh dễ bị ảnh hưởng bởi tâm trạng của mẹ nên dễ quấy khóc, ăn không ngon, ngủ không sâu giấc. Điều này càng khiến cho người mẹ vất vả và mệt mỏi dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn.

Hội chứng rối loạn thần kinh 

Cuối cùng đó chính là hội chứng rối loạn thần kinh tâm thần thường xuyên xảy ra tại các hệ gia đình gia trưởng. Một số hệ gia đình mong muốn con dâu mình có thể sinh cháu trai nối dõi cho hệ tộc. 

Tuy nhiên tiếc thay, một số mẹ và bé đã từng bị ép buộc ly dị vì không thể đẻ con trai nối dõi khiến cho họ cảm thấy vô cùng áp lực. Tứ đó mà dẫn tới căn bệnh hội chứng rối loạn thần kinh tâm thần không đáng có.

Rối loạn thần kinh- Dấu hiệu của trầm cảm
Rối loạn thần kinh- Dấu hiệu của trầm cảm

Phương pháp điều trị khi có dấu hiệu bị trầm cảm

Có thể thấy rằng đối với 3 hội chứng trầm cảm sau sinh phía trên có thể gây ra hậu quả không đáng có cho những người phụ nữ chúng ta. Bởi vậy mà sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu hai phương pháp dùng để điều trị căn bệnh trầm cảm sau sinh của các mẹ.

Thăm phòng khám tâm lý

Đăng ký một khóa học tâm lý có thể là phương pháp chưa hẳn là dễ dàng nhất. Thay vào đó hãy đưa người phụ nữ chúng ta đến thăm khám tại phòng tâm lý. Các bác sĩ cũng như nhà tâm lý học ở đây sẽ giúp cho những suy nghĩ của người phụ nữ được nói ra. Từ đó mà họ có thể vượt qua di chứng trầm cảm sau sinh nở mà không cần tới nhập viện trực tiếp.

Những phòng khám tâm lý uy tín chất lượng cao
Những phòng khám tâm lý uy tín chất lượng cao

Sử dụng những loại thuốc bổ 

Khi có dấu hiệu trầm cảm, đối với phương pháp sử dụng các loại thuốc an thần bổ não, tuy rằng có tác dụng nhanh chóng nhưng chúng tôi khuyến khích bạn không nên quá lạm dụng. 

Những loại thuốc bổ này sẽ giúp cho chị em phụ nữ có thể yên giấc ngủ ngon, ăn khỏe tốt lên từng ngày. Lưu ý rằng chỉ được sử dụng thuốc theo yêu cầu mà bác sĩ kê đơn và tuyệt đối không được tự ý lạm dụng quá nhiều vì điều đó sẽ ảnh hưởng tới mẹ và bé.

Những lưu ý khi phòng chống trầm cảm sau sinh

Tuy nhiên các biện pháp nhận biết dấu hiệu trầm cảm phục hồi và ngăn ngừa căn bệnh trầm cảm sau sinh còn có một số vấn đề lưu ý sau đây. Thứ nhất đó chính là đối với những người phụ nữ mắc chứng rối loạn thần kinh sau khi sinh con sẽ không bắt buộc phải nhập viện để điều trị thần kinh lập tức. Bởi có thể triệu chứng này sẽ xuất hiện sau khi sinh đẻ em bé xong từ 2- 3 tuần mới xuất hiện dấu hiệu này.

Ngoài ra, nếu những phương pháp điều trị phía trên không đạt được yêu cầu mong muốn. Không dứt khỏi căn bệnh trầm cảm thì gia đình có thể yêu cầu biện pháp mạnh hơn nhưng tuyệt đối không được sử dụng phương pháp shock điện cơ thể. Lý do là bởi vì khi sử dụng phương pháp shock điện toàn cơ thể sẽ gây ảnh hưởng tới cơ thể con người và sữa mẹ cho bé uống.

Lời kết 

Có một câu nói rằng “Mẹ là tất cả mẹ ơi! Trăm năm mẹ gánh đời con lưng còng” để thấy được rằng những công lao lớn lao của mẹ mạnh mẽ đến nhường nào. Trên đây là toàn bộ tất cả các phương pháp điều trị và cách để nhận biết dấu hiệu trầm cảm sau sinh của các mẹ. Mong rằng bài viết này có thể giúp ích tới các bạn đọc đang xem và hẹn gặp các bạn trong bài viết mới nhất của chúng tôi.

 

Xem nhiều nhất

Recent Comments