Thứ năm, Tháng mười một 21, 2024
HomeMang thaiỐm nghén và triệu chứng thường gặp trong từng giai đoạn

Ốm nghén và triệu chứng thường gặp trong từng giai đoạn

Với sản phụ thì ốm nghén là một nỗi kinh hoàng trong thời kỳ mang thai và cũng là nỗi lo ngại khi bước vào giai đoạn đầu của thai kỳ. Nghén không gây nguy hiểm cho sức khỏe của sản phụ và thai nhi nhưng nó mang đến cảm giác khó chịu, không ăn uống được nhiều mà còn suy giảm miễn dịch. Vậy ốm nghén là gì, nguyên nhân và phương pháp điều trị như thế nào cùng theo dõi bài viết sau đây.

Ốm nghén là gì?

Ốm nghén được biết đến là một trong những dấu hiệu nhận biết việc mang thai gồm nhiều triệu chứng như: buồn nôn, mất ngủ… Nghén được biểu hiện rõ nhất trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thời gian sau đó tình trạng sẽ giảm dần, nhưng cũng có người vẫn còn tồn tại lâu dài. 

Theo các chuyên gia y tế thì nghén bầu được chia làm hai loại như sau:

Cơn nghén thông thường

Với cơn nghén thông thường thì sản phụ chỉ có cảm giác buồn nôn nhẹ với một số loại đồ ăn nhưng không ảnh hưởng nhiều đến việc hấp thụ thức ăn. 80% sản phụ sẽ nằm trong loại ốm nghén này, thì các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn sẽ giảm dần sau khoảng 3 đến 4 tháng nên không có gì đáng lo ngại.

Ốm nghén nặng

Thai phụ bị nghén nặng thì các triệu chứng buồn nôn, đau đầu, chóng mặt có dấu hiệu rõ ràng hơn. Sản phụ sẽ không thể ăn được bất kỳ thực phẩm nào, ăn xong lại nôn hết, nếu tình trạng kéo dài sẽ rất dễ dẫn đến suy nhược cơ thể, mất nước, sút cân. Với hiện trạng nghén nặng có thời gian dài hơn 16 tuần, tình trạng trở nên khó kiểm soát hơn ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

Nghén được biểu hiện rõ nhất trong 3 tháng đầu
Nghén được biểu hiện rõ nhất trong 3 tháng đầu

Triệu chứng của cơn nghén

Ốm nghén khi mang thai có rất nhiều triệu chứng khác nhau và hầu như đều rất rõ ràng ngay từ những ngày đầu tiên của thai kỳ. Sản phụ sẽ có cảm giác khó chịu với các loại thực phẩm như thịt, cá sống, hay các loại gia vị có mùi khác,…Tùy theo mức độ của cơ thể mà sản phụ sẽ thấy buồn nôn và nôn, luôn có cảm giác nôn nao trong người trong bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Bên cạnh đó khi nhìn thấy thức ăn cũng không còn thấy ngon kể cả với món ăn sở thích của bản thân. Trong người luôn mệt mỏi, không thấy đói cũng không có cảm giác thèm ăn, nếu tình trạng này kéo dài cơ thể không đủ chất dinh dưỡng dẫn đến mệt mỏi, thiếu sức sống, suy giảm miễn dịch, mất nước, sút cân hay các vấn đề khác như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt,..

Lý do dẫn tới ốm nghén khi mang thai?

Từ nhiều đời nay thì tình trạng ốm nghén khi mang thai đã trở nên quen thuộc và bình thường mỗi khi bước vào thời kỳ mang thai. Chưa có bất kỳ nghiên cứu nào có thể chỉ ra rõ việc nghén bầu là do nguyên nhân nào nhưng hiểu chung là sự thay đổi nội tiết tố của người mang thai, sinh ra lượng lớn các chất để thụ tinh và nuôi dưỡng bào thai trong tử cung.

Cơ thể thai phụ sản sinh ra một lượng lớn hormone Progesterone gây ra giãn các cân cơ ở hệ tiêu hóa điều này khiến lượng thức ăn bên trong dạ dày bị đẩy lên thực quản, gây cảm giác buồn nôn. Thêm vào đó, hormone còn làm chậm khả năng tiêu hóa làm cho cơ thể mắc chứng khó tiêu, chán ăn lúc nào cũng thấy đầy bụng nên việc tiêu thụ thức ăn trở nên khó khăn.

Bên cạnh đó theo thống kê thì còn có một vài nguyên nhân khác dẫn đến ốm nghén mà sản phụ cần nắm rõ. Đầu tiên là việc di truyền, nếu trong gia đình có thành viên mang bầu bị nghén thì cũng sẽ bị nghén hoặc là mang thai lần đầu, người có hệ miễn dịch yếu, mang song thai hoặc đa thai.

Ốm nghén biểu hiện cho một thai kỳ khỏe mạnh
Ốm nghén biểu hiện cho một thai kỳ khỏe mạnh

Ốm nghén có tốt không? Có gây hại cho thai nhi không?

Khi bước vào thời kỳ mang thai thì việc ốm nghén là điều dễ xảy ra có thể ở mức độ nhẹ hay nặng với những triệu chứng khác nhau. Dù là nỗi kinh hoàng đối với sản phụ nhưng điều mà các mẹ quan tâm chính là ốm nghén có tốt không và có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi hay không. Những điểm dưới đây sẽ giải đáp cho sản phụ câu trả lời hoàn chính nhất.

Ốm nghén biểu hiện cho một thai kỳ khỏe mạnh

Ông bà xưa từng cho rằng mang bầu mà bị nghén là điều rất tốt và những dấu hiệu của ốm nghén mang đến tin vui cho cả gia đình. Chưa có bất kỳ chuyên gia nào đánh giá ốm nghén gây hại đến sức khỏe hay không tốt cho quá trình mang thai mà ngược lại còn là báo hiệu của một thai kỳ khỏe mạnh sắp tới.

Theo thống kê thì những sản phụ có một trong bất kỳ dấu hiệu nào của ốm nghén có tỷ lệ sinh con khỏe mạnh là 100%. Hơn nữa nghén còn ngăn chặn được tình trạng sảy thai, thai lưu hay các vấn đề về sức khỏe khác cho cả mẹ và sự phát triển của em bé nên sản phụ chịu khó trải qua cảm giác nghén bầu để cho con có một cơ thể khỏe mạnh.

Nghén bầu rất tốt cho sức khỏe của thai nhi

Ốm nghén không những không ảnh hưởng đến thai nhi mà còn là dấu hiệu thai nhi đã vào ổ an toàn và đang có tình trạng phát triển rất tốt. Tình trạng nghén bầu chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định của thai kỳ, nếu kéo dài lâu hơn hoặc có các triệu chứng nặng hơn như: sốt cao không có dấu hiệu hạ sốt, xuất huyết tại vùng âm đạo, tim đập nhanh, nôn ra máu, choáng váng,..

Không nên bỏ qua bất kỳ triệu chứng ốm nghén nào trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ vì đó đều là dấu hiệu của thai nhi đến sản phụ. Nghén bầu trong thời gian an toàn của thai kỳ rất tốt nên sản phụ không cần quá lo lắng nếu chỉ gặp tình trạng buồn nôn hay mệt mỏi.

Sử dụng phương pháp hợp lý để kiểm soát cơn nghén
Sử dụng phương pháp hợp lý để kiểm soát cơn nghén

Những phương pháp kiểm soát cơn nghén bầu

Tùy theo thể trạng của từng sản phụ lại có các triệu chứng nghén bầu khác nhau và với mỗi người sẽ có phương pháp kiểm soát riêng. Các cơn nghén nhẹ có thể chịu đựng được thì bác sĩ sẽ khuyên không nên sử dụng thuốc, chỉ điều trị khi nghén ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé. Dưới đây là một số phương pháp kiểm soát cơn nghén bầu hiệu quả cho sản phụ trong từng giai đoạn.

Ăn uống khoa học hơn

Khi ốm nghén thì mỗi giờ ăn là nỗi sợ với mẹ bầu nhưng để có thể đảm bảo dinh dưỡng thì nên ăn uống chia thành nhiều bữa. Ăn 5 đến 6 bữa một ngày và mỗi lần ăn lượng thức ăn không quá no, có thể ngậm thêm kẹo gừng hay uống trà gừng sau khi ăn để giảm triệu chứng buồn nôn. Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất sắt thịt bò, trứng, và các thực phẩm giàu vitamin C để chống nôn.

Tuy không có cảm giác thèm ăn hay nôn nao khi ngửi thấy mùi thức ăn nhưng sản phụ tuyệt đối không được bỏ bữa để bụng đói. Tuyệt đối kiêng ăn những đồ ăn cay nóng, nhiều chất béo, uống các chất kích thích như rượu bia sẽ càng khiến cho các triệu chứng trở nên khó kiểm soát hơn nên ngồi nghỉ hoặc đi dạo sau bữa ăn để dễ tiêu chứ tuyệt đối không được nằm ngay.

Giữ tâm lý thoải mái nhất trong thời gian ốm nghén

Tâm lý của mẹ bầu là rất quan trọng, nên để giảm bớt được các triệu chứng ốm nghén thì phải luôn giữ cho bản thân tâm lý thoải mái nhất. Dành nhiều thời gian hơn cho những việc làm mình thích, đi đến những nơi không khí dễ chịu, tránh những suy nghĩ tiêu cực, lo lắng hay bồn chồn. 

Nếu quá lo lắng về các vấn đề mà cơ thể đang gặp phải hay băn khoăn thì có thể liên hệ đến bác sĩ có chuyên môn cao để được tư vấn, hướng dẫn vượt qua giai đoạn nghén bầu quan trọng cho một thai kỳ khỏe mạnh nhất.

Giữ tâm lý thoải mái nhất trong thời gian ốm nghén
Giữ tâm lý thoải mái nhất trong thời gian ốm nghén

Tập luyện thể dục thể thao một cách hợp lý

Theo khảo sát sản phụ từng bị ốm nghén trong quá trình mang thai thì ngoài việc ăn uống khoa học thì thể dục thể thao cũng rất cần thiết. Hiện nay có những lớp riêng hướng dẫn tập luyện cho bà bầu và cũng có thể tự tập luyện theo những động tác nhẹ nhàng, đơn giản ngay tại nhà. Việc tập luyện hợp lý không chỉ giảm được các triệu chứng nghén mà còn tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Có rất nhiều lựa chọn cho sản phụ có thể thực hiện như hít thở, đi bộ, bơi lội, yoga đều có thể cải thiện rõ rệt sức khỏe mang đến tâm lý thoải mái, vui vẻ. Thời gian tập luyện cũng cần phải rõ ràng, nên tập vào buổi sáng, buổi chiều để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng thuốc kiểm soát theo chỉ định của bác sĩ 

Nghén bầu thể nhẹ bác sĩ thường sẽ không cho sử dụng thuốc vì thuốc kháng sinh có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Chỉ khi tình trạng nôn nao, khó chịu trở nên nghiêm trọng gây mất nước, sụt cân thì mới được yêu cầu nhập viện để theo dõi và có sự can thiệp kịp thời từ bác sĩ. Một số loại thuốc an toàn cho sản phụ đã được kiểm định như:

  • Pyridoxin (B6): Kết hợp với thành phần khác như Doxylamine, là thuốc kiểm soát nhẹ nhất cho các triệu chứng của ốm nghén, giúp tăng cường hệ tiêu hóa để có thể ăn được thức ăn.
  • Metoclopramide:Được đánh giá là nằm trong mức độ A, được yêu cầu sử dụng khi tình trạng nôn của sản phụ mất kiểm soát và có trường hợp nôn ra máu.

Dù tình trạng sức khỏe như thế nào thì các loại thuốc vẫn cần được sử dụng cẩn thận trong thai kỳ để tránh để lại biến chứng cho em bé. Sản phụ tuyệt đối không được mua thuốc lẻ mà không có chẩn đoán hay chỉ định từ bác sĩ sẽ rất nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi.

Sử dụng thuốc kiểm soát theo chỉ định của bác sĩ
Sử dụng thuốc kiểm soát theo chỉ định của bác sĩ

Kết luận

Nhìn chung qua bài viết trên thì tình trạng ốm nghén trong thời kỳ mang thai là những triệu chứng phổ biến và không có vấn đề gì đáng lo ngại. Hy vọng những thông tin hữu ích trên giúp sản phụ có một kỳ mang thai khỏe mạnh, theo dõi và có hướng xử lý kịp thời cho các triệu chứng nghén bầu bảo đảm cho em bé phát triển toàn diện nhất.

Xem nhiều nhất

Recent Comments