Thứ hai, Tháng mười 14, 2024
HomeSổ tay cho mẹTổng hợp dấu hiệu sảy thai từ A đến Z dành cho...

Tổng hợp dấu hiệu sảy thai từ A đến Z dành cho bạn đọc

Sảy thai là một hiện tượng rất đáng lo ngại của các mẹ bầu, quá trình này diễn ra do phôi thai chết bị tụt ra ngoài. Việc dọa sảy thai gây nhiều lo lắng cho các bà mẹ và thường gặp ở những người có sức khỏe yếu, có vấn đề liên quan đến cổ tử cung. Để hiểu thêm thông tin về các dấu hiệu sảy thai thì bạn đọc nên theo dõi nội dung bài viết sau nhé. 

Sảy thai là gì?

Dấu hiệu sảy thai là biểu hiện thai bị hư một cách tự nhiên trong khoảng từ tuần đầu cho đến tuần thứ 20. Tình trạng sảy thai xảy ra rất thường xuyên, chiếm khoảng từ 10 – 20% số phụ nữ mang bầu khiến rất nhiều bà mẹ lo lắng. 

Hiện nay có rất nhiều trường hợp các bà mẹ có dấu hiệu sảy mà không biết cách khắc phục dẫn đến tình trạng thai nhi bị mất. Bên cạnh đó, cũng có tới 87% số phụ nữ bị động thai vẫn sinh con đủ tháng do được điều trị và quan tâm chăm sóc. 

Dấu hiệu sảy thai là biểu hiện thai bị hư một cách tự nhiên
Dấu hiệu sảy thai là biểu hiện thai bị hư một cách tự nhiên

Nguyên nhân sảy thai

Trong quá trình mang thai, người mẹ thường đưa dưỡng chất và các hormon thông qua dây rốn để thai nhi có điều kiện phát triển toàn vẹn và khỏe mạnh nhất. Một số trường hợp bị hư thai qua những dấu hiệu sảy thai được ghi nhận do em bé phát triển không bình thường, một số lý do đang được ghi nhận sau đây:

Những vấn đề liên quan đến việc di truyền hoặc nhiễm sắc thể

Bào thai được phát triển phụ thuộc vào bộ nhiễm sắc thể của mẹ và cha nên nếu có một đoạn nhiễm sắc thể bị lỗi thì tình trạng gây bất thường ở bào thai sẽ diễn ra. Các tình trạng thường gặp ở vấn đề này như sau: 

  • Thai chết lưu: Thai đã hình thành nhưng bị lưu thai nên bạn không thể cảm nhận được sự phát triển.
  • Noãn bị teo: Phôi thai không hình thành. 
  • Mang thai mol: Tế bào cơ thể thai thường hình thành từ một bộ nhiễm sắc thể từ mẹ và bộ kia từ bố. tuy nhiên khi nhiễm sắc thể của mẹ bị mol thì trứng thụ tinh sẽ không còn sống sót và đã chết ngay trong tuần đầu tiên khi mang thai. 
  • Trứng hoặc tinh trùng bị hỏng: Phôi thai sẽ không thể phát triển và không hình thành. 

Do tình trạng sức khoẻ, bệnh lý của mẹ

Hiện nay, những người mẹ có các bệnh lý tiềm ẩn thì khi mang thai sẽ gặp nhiều tình trạng động thai hoặc sảy thai diễn ra. Dấu hiệu sảy thai cũng thường bị ảnh hưởng nhiều bởi lối sống và sức khỏe của người mẹ. Cụ thể như sau: 

  • Nếu người mẹ có chế độ ăn uống không đầy đủ dinh dưỡng, thiếu máu thì khi mang thai sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của bé và gây hiện tượng thai nhi còi cọc, dễ mắc bệnh lý. 
  • Mẹ bị thừa cân hoặc có tình trạng béo phì thì thai nhi trong bụng mẹ cũng rất dễ bị tác động hoặc hư thai. 
  • Mẹ sử dụng ma túy hoặc sử dụng rượu bia trong quá trình mang bầu thì phôi thai thường bị yếu hoặc gặp các tình trạng phôi không phát triển. 
  • Mẹ bị rối loạn hormone gây ảnh hưởng cho phôi, làm thiếu dưỡng chất nuôi dưỡng thai nhi. 
Do tình trạng sức khoẻ, bệnh lý của mẹ
Do tình trạng sức khoẻ, bệnh lý của mẹ

Ai dễ bị sảy thai?

Hiện nay, việc sảy thai diễn ra rất thường xuyên do các bà mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc do tác nhân tự nhiên. Dấu hiệu sảy thai thường không được chú ý nhiều làm tăng khả năng thai nhi bị mất. Một số đối tượng sau đây được nhiều chuyên gia thống kê là dễ xảy ra tình trạng sảy thai: 

  • Người tuổi cao: Nguy cơ sảy thai đang tăng lên cao theo độ tuổi. Trong khoảng từ 35 đến 45 tuổi con số sảy thai ghi nhận lên đến 40%. 
  • Người có tiền sử sảy thai: Những phụ nữ thường xuyên bị sảy thai liên tiếp có nguy cơ hư thai cao hơn. hơn người bình thường do những vấn đề liên quan đến bệnh lý hoặc cơ thể mẹ yếu.
  • Người mắc bệnh mãn tính: Cơ thể mẹ bầu nếu đang mắc các bệnh mãn tính hoặc có dấu hiệu liên quan đến các vấn đề như: Đái tháo đường, cổ tử cung yếu, suy giáp, cường giáp…Các bệnh này nếu không được khắc phục hoặc điều trị dứt điểm thì nguy cơ sảy thai sẽ tăng cao hơn.  
  • Nếu bạn đang hút thuốc hoặc sử dụng ma tuý thì rất dễ xảy ra các tình trạng sảy thai. 

Các dấu hiệu sảy thai dễ nhận thấy

Nếu bạn bắt gặp những dấu hiệu về việc sảy thai sau đây nên cân nhắc thật cẩn thận để được điều trị và khắc phục tình trạng em bé bị mất. 

Từ tuần 2 đến tuần thứ 4 của thai kỳ

Trong một vài tuần khi bắt đầu thụ thai, hầu hết tất cả phụ nữ đều xảy ra tình trạng chậm kinh, nghén. Nếu chẳng may bạn bị sảy thai ở thời kỳ này thì được gọi chung là mang thai hoá học và hay bị nhầm lẫn, chảy máu âm đạo, chuột rút, đau bụng…

Tuần 4 – 12

Sau khi bạn mang thai thì thường xuyên gặp các tình trạng tam cá nguyệt thứ nhất và đây là một trong các triệu chứng sảy thai điển hình, gây chảy máu âm đạo. Nếu bạn phát hiện tình trạng máu đông có màu sắc nâu, hồng, đỏ tươi hoặc màu sẫm sẽ kèm theo thì khả năng sảy thai rất cao. 

Một số cơn chuột rút ở trong vùng bụng hoặc các vùng chậu hoặc đau lưng dưới sẽ gây ra tình trạng lan xuống vùng chân. Một số dấu hiệu sảy thai dễ nhận biết nhất đó chính là các trường hợp căng tức cơ ngực và có những triệu chứng mệt mỏi, ủ rũ trong cơ thể….Đây là hiện tượng báo thai kỳ đang bị giảm hormone. 

Dấu hiệu sảy thai từ tuần 13 đến tuần 20

Khi bạn đã bước qua thời gian tam cá nguyệt thứ hai thì hầu hết các dấu hiệu liên quan đến sảy thai vẫn là bị đau bụng và gặp phải những tình trạng chảy máu âm đạo. Tuy nhiên, sẽ có nhiều biểu hiện diễn ra như: Tăng áp lực vùng chậu, âm đạo tiết dịch nhầy, chảy máu âm đạo…

Dấu hiệu sảy thai từ tuần 13 đến tuần 20
Dấu hiệu sảy thai từ tuần 13 đến tuần 20

Cách điều trị sảy thai hiệu quả cao

Theo nhiều bác sĩ chuyên ngành cho biết, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau tùy theo từng loại và dấu hiệu sảy thai. Ở những trường hợp dọa sảy, các mẹ bầu nên nghỉ ngơi cho tới khi máu ngừng chảy hoặc giảm đi các triệu chứng đau bụng lâu. 

Lúc này, các mẹ bầu nên tránh tập thể dục và hạn chế quan hệ tình dục trong giai đoạn nhạy cảm để không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt, các bà mẹ mang thai nên hạn chế tình trạng đi chơi xa hoặc đến những địa điểm không có đủ điều kiện chăm sóc y tế. 

Siêu âm tìm các dấu hiệu nhiễm trùng nặng

Nếu bạn gặp tình trạng sảy thai hoặc trong khoảng thời gian phôi thai chưa phát triển thì rất dễ bị nhiễm trùng. Nếu bạn phát hiện phôi thai không trôi ra hết thì có thể tận dụng hoặc được can thiệp bằng điều trị y tế hoặc thực hiện phẫu thuật ngay.

Điều trị y tế

Cách thức điều trị này dành cho những bà bầu bị sảy thai mà phôi thai chưa ra hết. Bạn có thể sử dụng những loại thuốc có những tác dụng đưa nhau thai hư ra ngoài và cách thức này sẽ diễn ra ngay trong khoảng 24h. 

Điều trị phẫu thuật

Nếu bạn phát hiện ra các dấu hiệu sảy thai thì có thể điều trị thông qua phương pháp phẫu thuật hoặc nạo hút. Bác sĩ sẽ có những tiểu phẫu để bỏ mô nằm bên trong tử cung và hạn chế các biến chứng xảy ra hoặc gây tổn thương mô liên kết của cổ tử cung.

Phòng ngừa sảy thai

Để có một kỳ nuôi thai sản khỏe mạnh và giảm thiểu nguy cơ gây hư thai thì có thể sử dụng những phương pháp ngay sau đây:

Bổ sung axit folic

Các chuyên gia thường cho rằng trong axit folic thường có tới 400mcg giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở bà bầu hoặc những người đang chuẩn bị mang bầu. Nếu bạn là một người sắp có ý định mang thai hoặc muốn bổ sung dưỡng chất thì cho bé thì hãy đề phòng rủi ro, chọn các loại axit thích hợp. 

Bổ sung axit folic cho mẹ bầu trong thai kỳ
Bổ sung axit folic cho mẹ bầu trong thai kỳ

Lối sống lành mạnh

Để phòng ngừa các rủi ro khi mang bầu hoặc giảm thiểu các vấn đề liên quan đến sảy thai dẫn đến những dấu hiệu sảy thai thì mẹ bầu nên có một lối sống thật lành mạnh và cần tránh các vấn đề như sau: 

  • Hạn chế hút thuốc lá điện tử, không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia.
  • Không sử dụng ma tuý và hạn chế tiêu thụ caffeine ở mức lớn. 
  • Ngoài ra, các mẹ nên chú ý tập luyện thể dục thể thao điều độ và tham gia các bộ môn như: Yoga, bơi lội, thể dục nhịp điệu, đi bộ…
  • Bạn cũng nên ngủ đủ giấc và có những chế độ ăn uống thật lành mạnh để tránh tình trạng sảy thai trong thời kỳ ba tam cá nguyệt.

Đề phòng nhiễm trùng

Để hạn chế tình trạng nhiễm trùng khi mang thai thì người mẹ cần có những chế độ bảo vệ thân thể nghiêm ngặt, tránh tiếp xúc với các loại vi sinh vật. Bạn hãy thường xuyên vệ sinh chỗ ở sạch sẽ để tránh tình trạng lây bệnh cho mẹ bầu. Ngoài ra, bà bầu nên ở những nơi có điều kiện tốt, không khí trong sạch để hạn chế bị nhiễm khuẩn. 

Bên cạnh đó, các bạn nên chuẩn bị cẩn thận cho việc tiêm phòng quan sát các dấu hiệu sảy thai để bảo vệ bản thân trước tình trạng nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài. Hơn nữa, hạn chế tiếp xúc ở những nơi có mầm bệnh như: Thủy đậu, sởi, rubella, dịch hạch, viêm gan…

Cân bằng cảm xúc

Đối với những người đang mang thai, cảm xúc cũng chi phối và ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và sự hình thành của trẻ nhỏ. Nếu bạn đang mang bầu thì nên tránh tình trạng căng thẳng hoặc có các dấu hiệu tức giận để trẻ sinh ra được toàn diện nhất. 

Một tâm lý tốt sẽ hỗ trợ bạn có điều kiện chăm sóc thai nhi tốt hơn và đáp ứng đầy đủ về nhu cầu dinh dưỡng cho bé. Hơn nữa, nếu gặp các nguy cơ liên quan đến việc căng thẳng hay rối loạn thì bạn nên thăm khám hoặc nhận tư vấn từ các bác sĩ. 

Cân bằng cảm xúc khi mang bầu
Cân bằng cảm xúc khi mang bầu

Kết luận

Các dấu hiệu sảy thai rất dễ nhận biết và để tránh được tình trạng này xảy ra thì bạn nên trang bị cho mình những kinh nghiệm chăm sóc thai nhi khỏe mạnh. Ngoài ra, bà bầu cần được bổ sung các dưỡng chất đầy đủ, thường xuyên thăm khám để rà soát bệnh dịch hoặc kiểm soát bệnh cho thai nhi. 

Xem nhiều nhất

Recent Comments