Trẻ chậm nói được coi là một hiện tượng khá phổ biến bởi sự phát triển của xã hội ngày nay. Khi trẻ em tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá sớm cũng như dành ít thời gian bên gia đình bạn bè. Có nhiều trẻ khi đã 5-6 tuổi vẫn chỉ bập bẹ được vài từ, hay thậm chí nghiêm trọng hơn là không nói gì cả. Điều này làm các bậc phụ huynh vô cùng lo ngại bởi đây có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh.
Tổng quan vấn đề trẻ chậm nói
Lời nói gồm 3 phần chính: phát âm, giọng nói và sự lưu loát. Rối loạn lời nói xuất hiện khi trẻ phát âm thành tiếng nhưng làm người khác không hiểu trẻ đang muốn thể hiện điều gì, ví dụ như trẻ bị tật nói lắp, nói ngọng nghịu.
Ngôn ngữ được xem là phương tiện giao tiếp chủ yếu giữa người với người, là thứ kết nối tâm hồn lại với nhau. Bên cạnh đó, ngôn ngữ còn là thước đo cho trí tuệ bởi thông qua cách nói chuyện, người ta có thể phán đoán được phần nào tính cách và thái độ của trẻ.
Trẻ chậm nói khi cơ thể phát triển theo trình tự bình thường nhưng về việc nói lại chậm hơn hẳn. Dạng chậm phát triển này xảy ra phổ biến ở trẻ em so với các dạng phát khác như phát triển vận động, thị lực…
Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chậm nói
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh chậm nói ở trẻ được các chuyên gia nghiên cứu ra. Hiện nay có 2 nguyên nhân phổ biến nhất chính là: nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân tâm lý. Phụ huynh cần xác định rõ nguyên nhân để tìm cách khắc phục:
Nguyên nhân do bệnh lý
Nhìn chung có nhiều bệnh lý ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ như những dị tật gốc lưỡi, viêm tai mũi họng ảnh hưởng thính giác hoặc cơ quan thần kinh thính giác bị tổn thương.
Những tác nhân này hoàn toàn có thể được điều trị, khắc phục theo thời gian thông qua phương pháp ngoại khoa. Theo đó, trẻ có thể hồi phục bình thường bằng việc thực hiện các liệu trình cải thiện khả năng ngôn ngữ sau khi điều trị.
Nguyên nhân do tâm lý
Nhiều bậc phụ huynh hiện nay quá bận rộn với công việc mà ít tương tác với con em. Điều này làm cho trẻ nhỏ thiếu sự làm quen với âm thanh từ đó làm việc bắt chước phát âm của trẻ khó khăn.
Ngoài ra việc để con em tiếp xúc quá sớm với các thiết bị điện tử cũng ảnh hưởng đến não bộ. Chúng phải tiếp thu một lượng lớn thông tin một chiều (hình ảnh, âm thanh), dễ gây ra tình trạng lười vận động, giao tiếp và ít tiếp xúc với thế giới thật.
Trẻ chậm nói cũng là dấu hiệu của tự kỷ
Các nghiên cứu cho thấy, một số trẻ em chậm nói xuất phát từ căn bệnh tự kỷ đáng sợ. Trẻ tự kỷ cực nhạy cảm với một số mùi vị và âm thanh nên việc tiếp nhận các thông tin ngôn ngữ là vô cùng khó. Chúng liên tục lặp đi lặp lại các hành động khó hiểu khi không vừa lòng với một vấn đề nào đó.
Khi nào cần can thiệp điều trị cho trẻ chậm nói?
Hiện nay tình trạng chậm nói cũng khá phổ biến bởi có khoảng 1/5 trẻ em chậm nói hơn so với các bạn đồng trang lứa. Các bậc cha mẹ cần lưu ý khi con em mình có những dấu hiệu như thính lực suy yếu, vừa chậm nói vừa chậm các mặt khác, hoặc tự kỷ như đã nêu trên.
Lúc này phụ huynh cần phải can thiệp đến phương pháp y khoa, đưa trẻ đến gặp những chuyên gia trong lĩnh vực để có pháp đồ điều trị kịp thời. Cha mẹ cần phải quan sát bé kỹ càng trong giai đoạn này để không bỏ lỡ thời điểm vàng chữa trị cho bé.
Các dấu hiệu báo động tình trạng trẻ chậm nói
Các dấu hiệu chậm nói của trẻ được thể hiện qua nhiều mốc tuổi khác nhau. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo qua một số dấu hiệu được thống kê bên dưới. Dựa vào đó bạn có thể xác định được con của mình có mắc chứng chậm nói hay không.
Trẻ chậm nói trong giai đoạn 1 tuổi
3-4 tháng: Con ít có phản ứng với tiếng động to, chỉ phát ra một loại âm thanh, không thể bắt chước âm thanh đã nghe được
7 tháng: Con em hiếm khi có những phản ứng với tiếng động xung quanh.
12 tháng: Trẻ không có khả năng nói theo các từ ngữ được ba mẹ dạy, không có động tĩnh gì khi được gọi tên,…
Trẻ em trong giai đoạn 2 tuổi
15 tháng: Chậm nói thường sẽ không nói được bất cứ từ nào, ít có sự tương tác như chỉ vào đồ vật mình thích hay đòi hỏi thứ gì.
24 tháng: Bé vẫn trong tình trạng ít nói (không đạt quá 15 từ), các câu thoại ngắn như cơ bản như những đứa trẻ bình thường cũng không được thốt ra. Con em không thể gọi ba, mẹ hay nhờ vả, đòi hỏi thứ mình muốn.
Trẻ chậm nói đang trong giai đoạn từ 3 đến 4 tuổi
3 tuổi: Bé vẫn chưa biết cách sử dụng đại từ xưng hô đơn giản, không biết sử dụng các câu thoại ngắn. Lời nói của trẻ vẫn chưa rõ ràng, còn lắp bắp khó hiểu và thậm chí còn ít đến không thể đặt câu hỏi cho sự tò mò của mình.
4 tuổi: Trẻ chậm nói chưa thể thành thục phát âm các phụ âm, nói chuyện ngọng, khó nghe và có sự nhầm lẫn lớn khi sử dụng đại từ.
Nếu con của bạn có những dấu hiệu nằm trong các mốc thời gian trên cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để kiểm tra thính lực cũng như các cơ quan phát ngôn để kịp thời điều trị cho trẻ.
Cách điều trị khi gặp tình trạng trẻ chậm nói
Khi phát hiện trẻ bị chậm nói, điều đầu tiên cha mẹ nên làm là chấp nhận tình trạng của bé và đưa bé đến các cơ sở chẩn đoán để nắm được tình hình. Phụ huynh cũng cần lưu ý rằng hiện nay chưa có bất kỳ loại thuốc nào có công hiệu điều trị chứng chậm nói ở trẻ.
Vì vậy cần phải thận trọng hơn để tránh vừa bị lừa đảo vừa ảnh hưởng đến quá trình điều trị cho trẻ. Với sự tiến bộ của y khoa, có rất nhiều phương pháp giúp trẻ cải thiện tình trạng chậm nói như vận động, điều chỉnh tâm lý và hành vi, điều trị ngoại khoa, điều trị thính lực, âm ngữ trị liệu.
Phương pháp điều trị tâm lý cho trẻ chậm nói
Khi bắt đầu điều trị tâm lý, trẻ sẽ xuất hiện những sự khó chịu. Để giúp trẻ thoát khỏi những khủng hoảng đó, cha mẹ nên dành nhiều thời gian bên cạnh, giúp trẻ quan sát tiếp xúc với những thứ xung quanh nhiều hơn, cho trẻ có những sự tương tác với người thân.
Bên cạnh đó cha mẹ cũng phải tích cực tương tác với trẻ, giao tiếp nhiều để trẻ quen với âm thanh. Tập phát âm cùng trẻ bên cạnh đó còn có thể hướng dẫn cách đặt để vị trí lưỡi để dễ dàng phát âm.
Hạn chế để trẻ sử dụng các thiết bị điện tử, xem tivi quá lâu. Cha mẹ nên cùng con em xem những chương trình ca nhạc, giáo dục vừa kiểm soát thời lượng trẻ xem cũng như tương tác với trẻ làm nguồn thông tin trở nên hai chiều hơn.
Phương pháp âm ngữ trị liệu
Phương pháp này can thiệp vào khả năng ngôn ngữ của trẻ từ đó cải thiện tình trạng trẻ chậm nói. Âm ngữ trị liệu còn góp phần hỗ trợ việc điều trị rối loạn nuốt ở một số em bé kém may mắn.
Liệu trình điều trị thông thường gồm có hai phần là giải quyết vấn đề phát âm và điều chỉnh âm lượng khi nói cho trẻ; hiểu và thể hiện ngôn ngữ qua hình thức chữ viết, hình ảnh, ngôn ngữ cơ thể.
Ứng dụng phương pháp ngoại khoa mới nhất
Phương pháp ngoại khoa phổ biến và an toàn nhất hiện nay là cắt thắng lưỡi cho trẻ chậm nói. Loại điều trị này phù hợp với những đứa bé gặp phải tình trạng dị tật ở lưỡi. Quá trình can thiệp diễn ra trong vỏn vẹn 15 phút và có gây mê để đảm bảo hiệu quả tối ưu.
Trong quá trình điều trị cha mẹ cần quan sát và bảo đảm trẻ không chạm vào vết thương để tránh bị nhiễm trùng. Đồng thời cũng phải thường xuyên vệ sinh khoang miệng cho bé sau khi ăn và uống đủ nước để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng.
Kiểm tra thính lực và phương pháp hỗ trợ thính giác
Có thể nói việc kiểm tra thính lực cho trẻ là vô cùng quan trọng bởi đôi lúc đây có thể là nguyên nhân khiến trẻ em chậm nói. Ở trường hợp nhẹ, bé có thể đeo máy trợ thính để hỗ trợ việc nghe âm thanh bên ngoài. Nếu nặng hơn bé cần cấy ghép các thiết bị điện tử vào bên trong tai suốt và chung sống cùng nó.
Chế độ dinh dưỡng nào dành cho trẻ bị chậm nói?
Phụ huynh cần thật sự lưu ý đến chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn của con em mình. Theo chuyên gia, chậm nói cần bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết trong khẩu phần như omega3, axit folic, protein…
Bổ sung Omega 3 cho trẻ chậm nói
Đây là hợp chất quan trọng và cần thiết vô cùng cấu tạo nên các tế bào trong não của con người. Omega 3 giúp đẩy mạnh trí thông minh, trí nhớ và khả năng nhận thức và chậm nói cho đến khi trưởng thành. Một số thực phẩm giàu omega 3 như: dầu cá, dầu olive, các loại hạt bổ dưỡng và trái cây,…
Axit Folic
Trẻ chậm nói cần bổ sung axit folic bởi đây là chất dinh dưỡng có vai trò trực tiếp, tác động mạnh mẽ đến việc phát triển năng lực ngôn ngữ. Măng tây, nấm, bí đao, bông cải xanh, chuối, lúa mì là những thực phẩm giàu axit folic mà các bậc phụ huynh có thể thêm vào khẩu phần ăn của trẻ nhằm kích thích vị giác.
Protein cho trẻ chậm nói
Không thể bỏ qua thành phần quan trọng nhất đối với sức khỏe cũng như khả năng phát triển ngôn ngữ ở trẻ em. Protein là chất dinh dưỡng quan trọng cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của con người.
Việc thiếu hụt protein trong cơ thể sẽ khiến cho trẻ dễ mệt mỏi và khó tập trung để ghi nhớ, phát triển khả năng nghe, nói. Cha mẹ có thể tham khảo một số thực phẩm chứa nhiều protein như thịt, trứng, sữa…
Lời kết
Việc trẻ chậm nói đã trở nên khá quen thuộc trong đời sống hiện đại ngày nay. Cha mẹ có con nhỏ có thể tham khảo các thông tin đầy đủ thông qua bài viết trên để nhận biết nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị kịp thời chứng chậm nói cho trẻ.
Recent Comments