Thứ Năm, Tháng Ba 28, 2024
HomeSổ tay cho mẹDấu hiệu sảy thai 3 tuần đầu và những lưu ý khi...

Dấu hiệu sảy thai 3 tuần đầu và những lưu ý khi khám thai

Sảy thai là tình trạng khá phổ biến trong 3 tháng đầu của thai kỳ, khoảng 80% các ca sảy thai diễn ra trong thời gian này. Thậm chí có nhiều mẹ sảy thai trước khi biết mình mang thai, trong khoảng 3 tuần đầu tiên. Vậy dấu hiệu sảy thai 3 tuần đầu có dễ nhận biết không?

Những dấu hiệu sảy thai 3 tuần đầu

Các dấu hiệu sảy thai 3 tuần đầu phổ biến nhất bao gồm đau bụng và chảy máu âm đạo. Tuy nhiên, chảy máu rải rác hoặc chảy máu nhẹ trong thời kỳ đầu mang thai cũng không hẳn là dấu hiệu sảy thai, đó có thể là máu báo thai. Vì vậy, bạn cần quan sát thêm một số dấu hiệu sảy thai 3 tuần đầu sau:

Có thể bạn muốn xem thêm:

Những dấu hiệu sảy thai 3 tuần đầu
Những dấu hiệu sảy thai

  • Đau quặn bụng hoặc lưng dưới, khá giống đau bụng kinh, nhưng cơn đau càng lúc càng dữ dội chứ không dịu bớt bởi vì lúc này cổ tử cung đang giãn ra.
  • Chảy máu ngày càng nhiều và kéo dài hơn chu kỳ kinh bình thường.
  • Máu có màu nâu, giống bã cà phê. Đôi khi máu có màu hồng hoặc đỏ tươi.
  • Buồn nôn và nôn mửa.
  • Tiêu chảy.
  • Âm đạo tiết dịch có mô và cục máu đông, nhưng lớn hơn cục máu đông bình thường.
  • Các dấu hiệu sảy thai 3 tuần đầu có thể không diễn ra liên tục mà từ nhẹ đến nặng, rồi đột ngột ngưng lại nhưng sau đó lại xuất hiện tiếp.

Sảy thai có thể xảy ra bất cứ khi nào sau khi thụ thai, gây chảy máu từ nhẹ đến nặng. Nếu không biết mình mang thai, bạn sẽ rất dễ nhầm lẫn là mình đang hành kinh. Tuy nhiên, nếu sảy thai xảy ra sau 8 tuần thì bạn sẽ không bị nhầm lẫn với kinh nguyệt nữa, bởi vì lúc này các dấu hiệu sẽ rõ ràng hơn. Đôi khi bạn có thể nhìn thấy mô bào thai hoặc mô nhau thai tuột ra ngoài âm đạo.

Khi nào nên đi khám nếu có dấu hiệu sảy thai 3 tuần đầu?

Khi nào nên đi khám nếu có dấu hiệu sảy thai 3 tuần đầu?
Khi nào nên đi khám nếu có dấu hiệu sảy thai 3 tuần đầu?

Nếu bạn chảy máu quá nhiều, thấm ướt sũng 2-3 miếng băng trong 2 giờ liên tiếp, thì nên đến bệnh viện kiểm tra.

Bạn có thể bị mang thai ngoài tử cung, nghĩa là trứng sau khi thụ tinh không làm tổ trong tử cung mà lại làm tổ trong vòi trứng hoặc một vị trí khác ở bụng. Đây là một tình huống cần được cấp cứu gấp.

Bạn cũng nên đi khám nếu trong máu xuất hiện dịch nhầy, mô, cục máu đông hoặc bạn có cảm giác tử cung co thắt.

Có thể bạn nên mang theo miếng băng vệ sinh thấm máu đó để bác sĩ tiện kiểm tra.

Nếu việc sảy thai đang diễn ra thì bác sĩ cũng không có cách nào ngăn lại được. Thay vào đó, bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu viêm nhiễm, giúp cầm máu và loại bỏ các mô thai hoặc nhau thai còn sót trong tử cung.

Có thể phải mất tới 2 tuần thì cơ thể bạn mới thải loại hết mô thai một cách tự nhiên. Bạn cần đi tái khám nếu vẫn chảy máu nhiều và những dấu hiệu sảy thai 3 tuần đầu vẫn xảy ra.

Nguyên nhân sảy thai sớm

Sảy thai sớm (hay còn gọi là sảy thai tự nhiên) là tình trạng xảy ra khi sản phụ bị mất thai trong khoảng 13 tuần đầu tiên của thai kỳ (3 tháng đầu). Sảy thai sớm là hiện tượng không hiếm gặp ở các thai phụ. Cứ 100 phụ nữ mang thai thì có đến 10 người sảy thai sớm.

Nguyên nhân sảy thai sớm
Nguyên nhân sảy thai sớm

Có thể bạn quan tâm:

Những nguyên nhân chủ yếu khiến kỳ thai kết thúc sớm bao gồm:

Đột biến về nhiễm sắc thể: Khoảng một nửa các ca sảy thai sớm do thai nhi gặp những bất thường về nhiễm sắc thể. Khi một trong hai bộ nhiễm sắc thể nhận từ bố hoặc từ mẹ bị khiếm khuyết có thể khiến cho thai nhi không thể phát triển bình thường, dẫn tới sảy thai.

Các cục máu đông: Cục máu đông gây ra bởi tình trạng có tên là hội chứng kháng phospholipid (APS) có thể gây ra tình trạng sảy thai tự nhiên.

Độ tuổi người mẹ: Mẹ càng lớn tuổi, số lượng trứng bất thường về nhiễm sắc thể được phóng ra càng nhiều, từ đó tăng nguy cơ thai bị mất sớm.

Tình trạng sức khỏe của mẹ: Nguy cơ sảy thai tăng cao khi người phụ nữ có các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường không được kiểm soát, rối loạn cân bằng hormone, nhiễm trùng, các bất thường trong cấu tạo tử cung…

Sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá…).

Lạm dụng cà phê: Thức uống chứa caffeine liều lượng cao (từ 300mg/ngày trở lên) làm tăng nguy cơ kết thúc thai kỳ sớm.

Cân nặng của mẹ: Phụ nữ có cân nặng trên hoặc dưới mức bình thường đều có nguy cơ sảy thai sớm cao hơn.

Có tiền sử sảy thai: Những phụ nữ bị sảy thai 3 lần liên tiếp có nguy cơ bị sảy thai cao hơn trong những lần mang thai tiếp theo.

Yếu tố môi trường: Phụ nữ mang thai thường xuyên tiếp xúc với môi trường không an toàn, các chất độc hại, ăn uống không an toàn, sử dụng các loại thuốc gây hại cho thai nhi…đều làm tăng nguy cơ dẫn đến sảy thai sớm.

Dấu hiệu sảy thai 3 tuần đầu và những thông tin có liên quan đã được tổng hợp và mang tới cho các bạn. Mong rằng thông qua nội dung bạn sẽ có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe trong quá trình mang thai.

Xem nhiều nhất

Recent Comments