Thứ Hai, Tháng Tư 29, 2024
HomeSổ tay cho mẹĐiều trị mang thai ngoài tử cung bằng những biện pháp nào?

Điều trị mang thai ngoài tử cung bằng những biện pháp nào?

Chửa ngoài tử cung nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hiện tượng vỡ gây chảy máu ồ ạt trong ổ bụng, có thể dẫn tới tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Vậy để điều trị mang thai ngoài tử cung bạn phải làm gì? Hãy cùng mình giải đáp nhé.

Có thai ngoài tử cung phải làm sao?

Quá trình mang thai bình thường đó là sau khi trứng được thụ tinh sẽ di chuyển vào trong buồng tử cung để làm tổ và phát triển cho tới ngày sinh. Khi trứng được thụ tinh nhưng không di chuyển đến tử cung mà làm tổ ở một vị trí khác như vòi trứng, ổ bụng,… sẽ gọi là thai ngoài tử cung. Khi khối thai phát triển tại những vị trí bất thường này, đến một mức độ nào đó nó sẽ bị vỡ gây nguy hiểm cho sản phụ.

Có thể bạn muốn xem thêm:

Có thai ngoài tử cung phải làm sao?
Có thai ngoài tử cung phải làm sao?

Chính vì vậy thai ngoài tử cung không thể sinh được, cũng không thể đẩy khối thai vào trong tử cung được. Do đó cần phải điều trị để loại bỏ khối thai ngoài tử cung. Thai ngoài tử càng được phát hiện sớm thì việc điều trị càng đơn giản. Việc lựa chọn phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng của khối thai ngoài tử cung đã bị vỡ hay chưa và nó có kích thước như thế nào.

Sử dụng thuốc điều trị mang thai ngoài tử cung

Trong trường hợp khối thai ngoài tử cung chưa bị vỡ và có đường kính 3cm, bác sĩ có thể cho tiêm một loại thuốc vào khối thai nhằm làm cho khối thai không tiếp tục phát triển sai vị trí và tự tiêu đi. Methotrexate là loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để điều trị thai ngoài tử cung. Loại thuốc này sẽ ngăn chặn sự phân chia của các tế bào, sau đó khối thai sẽ được cơ thể hấp thu sau 4 – 6 tuần. Khi sử dụng phương pháp này ống dẫn trứng vẫn được bảo tồn. Dựa trên kết quả xét nghiệm nồng độ βhCG của bệnh nhân, bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ đơn liều hay đa liều để điều trị.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân sẽ được theo dõi cho tới khi βhCG trở về âm tính. Khi theo dõi nếu phát hiện βhCG tăng hoặc giảm không như mong đợi, bệnh nhân sẽ được bổ sung liều thuốc lặp lại hoặc có thể được can thiệp phẫu thuật tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Sử dụng thuốc điều trị mang thai ngoài tử cung
Sử dụng thuốc điều trị mang thai ngoài tử cung

Phương pháp điều trị mang thai ngoài tử cung này có những ưu điểm sau:

  • Có tỷ lệ thành công cao > 90%.
  • Tránh được việc phẫu thuật cũng như những tai biến của thuốc mê.
  • Giúp bảo tồn được vòi trứng, duy trì khả năng sinh sản.
  • Bệnh nhân có thể được theo dõi điều trị ngoại trú, không cần phải nằm viện.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những nhược điểm sau:

Thời gian theo dõi kéo dài từ 2 – 6 tuần.

Có một số trường hợp điều trị thất bại, bệnh nhân cần sử dụng thêm một liều thuốc khác. Chỉ sử dụng tối đa là 3 liều thuốc. Bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc như là:

  • Buồn nôn, nôn.
  • Mệt mỏi, chán ăn.
  • Loét miệng.
  • Thay đổi thị lực.
  • Rụng tóc.
  • Tiêu chảy.
  • Tăng nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.
  • Tác dụng phụ hiếm gặp: suy tủy, suy gan, suy thận.
  • Bệnh nhân cần phải tránh có thai sau khi điều trị tối thiểu là 3 tháng.
  • Bệnh nhân cần phải tái khám, theo dõi cho đến khi nồng độ βhCG âm tính.

Phẫu thuật nội soi điều trị thai ngoài tử cung

Phẫu thuật nội soi điều trị thai ngoài tử cung
Phẫu thuật nội soi điều trị thai ngoài tử cung

Có thể bạn quan tâm:

Phương pháp điều trị mang thai ngoài tử cung bằng phẫu thuật nội soi được áp dụng với những trường hợp khối thai ngoài tử cung to hơn nhưng chưa bị vỡ.Phương pháp này có nhiều ưu điểm như là:

  • Không gây đau đớn cho bệnh nhân sau khi mổ.
  • Bệnh nhân không phải dùng kháng sinh nhiều.
  • Bệnh nhân phục hồi lại sức khỏe một cách nhanh chóng.
  • Bệnh nhân có thể trở lại với công việc và sinh hoạt hàng ngày sớm hơn.
  • Phẫu thuật nội soi có tính thẩm mỹ cao vì không để lại sẹo xấu trên bụng, vết sẹo mổ rất nhỏ, chỉ khoảng 0.5 – 1cm, rất khó trông thấy nếu như không chú ý quan sát.
  • Bệnh nhân chỉ cần nằm viện trong thời gian rất ngắn, có thể xuất viện sau khi mổ 48 tiếng.
  • Chi phí điều trị thấp.

Với những trường hợp khi bác sĩ thăm khám lâm sàng kết hợp với các xét nghiệm, siêu âm mà vẫn chưa thể chẩn đoán chính xác có chửa ngoài tử cung hay không, bác sĩ có thể sử dụng nội soi chẩn đoán. Trong quá trình tiến hành nội soi, nếu có thai ngoài tử cung sẽ được tiến hành điều trị luôn. Nếu không có thai ngoài tử cung, thì ngoài việc khẳng định chắc chắn không có thai ngoài tử cung, bệnh nhân còn được kiểm tra xem có viêm nhiễm, có u bướu gì không, có dày dính gì không,…Do đó phương pháp nội soi được lựa chọn để chẩn đoán sớm và chính xác cũng như điều trị thai ngoài tử cung chưa vỡ.

Phẫu thuật mổ mở điều trị thai ngoài tử cung

Với những trường hợp thai ngoài tử cung đã bị vỡ, có quá nhiều máu trong ổ bụng thì bắt buộc các bác sĩ phải tiến hành mổ mở để điều trị mang thai ngoài tử cung. Phương pháp này có một số nhược điểm sau:

  • Bệnh nhân có thể thấy đau đớn sau khi mổ.
  • Phải sử dụng kháng sinh nhiều.
  • Bệnh nhân có nguy cơ cao bị dính vùng bụng sau khi mổ.
  • Thời gian nằm viện lâu hơn so với phẫu thuật nội soi.

Tuy nhiên bởi đây là một trường hợp cấp cứu, nếu không được tiến hành phẫu thuật kịp thời, bệnh nhân có thể bị tử vong do mất nhiều máu. Do đó khi xác định bệnh nhân bị chửa ngoài tử cung vỡ cần phải tiến hành mổ cấp cứu ngay lập tức.Tình trạng thai ngoài tử cung là một tình trạng không muốn muốn của tất cả mọi phụ nữ đang mong chờ có con, nhưng với những chị em chưa muốn có con nên sử dụng các biện pháp tránh thai và phòng tránh thai ngoài tử cung.

Trên đây là những thông tin về cách điều trị mang thai ngoài tử cung, mong rằng mình đã mang tới những nội dung hữu ích đối với bạn.

Xem nhiều nhất

Recent Comments