Khám thai 3 tháng cuối để kiểm tra giai đoạn thai nhi phát triển nhanh về mọi mặt và cũng là lúc mẹ bầu cần chuẩn bị sức khỏe, tâm lý thật tốt để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn vất vả. Mẹ hãy bỏ túi 7 lưu ý khi mang thai 3 tháng cuối trong bài viết dưới đây để chào đón bé yêu chào đời an toàn và khỏe mạnh nhé!
Chi tiết về lịch khám thai 3 tháng cuối
Ở 3 tháng cuối thai kỳ, lịch khám thai của mẹ bầu đều đặn nhiều hơn so với các giai đoạn trước để đảm bảo thai nhi luôn trong trạng thái khỏe mạnh. Lịch khám thai 3 tháng cuối chi tiết như sau:
Khám thai từ tuần thứ 28 – tuần thứ 32
Tuần thứ 28 – tuần thứ 32: Khám thai từ 1-2 lần.
Đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng và nghe tim thai.
Xét nghiệm nước tiểu.
Siêu âm thai.
Tiêm vắc xin ngừa uốn ván (mũi thứ 2 tiêm cách ngày sinh dự kiến 1 tháng).
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Khám thai định kỳ với những thời điểm bạn cần nhớ
- Khám thai lần đầu cho mẹ và bé cần quan tâm điều gì?
- Khám thai tuần 22 giúp kiểm tra sức khỏe mẹ và bé
Khám thai từ tuần thứ 32 – tuần thứ 36
Tuần thứ 32 – tuần thứ 36: Khám 2 lần/tuần.
Đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, nghe tim thai.
Kiểm tra cổ tử cung để phát hiện dấu hiệu bất thường như sinh non.
Xét nghiệm nước tiểu.
Siêu âm thai.
Xét nghiệm Non-stress Test (tùy trường hợp).
Khám thai từ tuần thứ 36 – tuần thứ 39
Tuần thứ 36 – tuần thứ 39: Khám thai đều đặn mỗi tuần 1 lần.
Đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, nghe tim thai.
Kiểm tra cổ tử cung để phát hiện dấu hiệu bất thường như sinh non.
Xét nghiệm nước tiểu.
Siêu âm thai.
Xét nghiệm Non-stress Test.
Sau tuần thứ 39
Sau tuần thứ 39: Khám thai đều đặn mỗi tuần 1 lần.
Trình tự khám thai và các xét nghiệm tương tự như từ tuần thứ 36 – tuần thứ 39. Ngoài ra, cần bổ sung thêm chụp X-quang khung chậu và siêu âm màu.
Các mẹ cần ghi nhớ lịch khám thai với bác sĩ để được tư vấn cụ thể việc nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ, nhằm có sự chuẩn bị tốt nhất cho giai đoạn sinh nở sắp tới.
Những xét nghiệm quan trọng cần nhớ
Giống hầu hết các buổi khám thai ở giai đoạn mang thai 3 tháng đầu và tam cá nguyệt thứ 2, các buổi khám thai 3 tháng cuối thai kỳ cũng cần có những “thủ tục” cơ bản như: đo huyết áp, đo cân nặng cũng như ghi nhận cử động thai nhi. Thông thường, mỗi tháng mẹ sẽ có lịch khám thai 1 lần. Tuy nhiên, từ tuần thai thứ 30 trở đi, cứ 2 tuần một lần mẹ nên gặp bác sĩ và từ tuần 36 trở đi, lịch hẹn sẽ dầy hơn, mỗi tuần một lần.
Mẹ bầu cần kiểm tra nước tiểu ở tất cả các buổi khám để có thể phát hiện sớm triệu chứng tiền sản giật nếu có, cũng như phòng ngừa các biến chứng thai kỳ khác.
Đo bề cao tử cung, thăm khám cổ tử cung để đánh giá độ dài và độ mở của cổ tử cung để kịp thời chẩn đoán và điều trị sớm tình trạng dọa sinh non.
Khám thai 3 tháng cuối bằng siêu âm giúp đánh giá sự phát triển của thai nhi cũng như phát hiện những bất thường nếu có về nước ối, bánh nhau…
Các buổi khám thai từ tuần 31-33 là cột mốc quan trọng mẹ không nên bỏ lỡ. Bác sĩ sẽ xác định vị trí của ngôi thai, vị trí bánh nhau, tình trạng nước ối và đánh giá tốc độ phát triển của thai nhi có tốt hay không.
Từ tuần 35 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ được chỉ định đo biểu đồ tim thai cũng như tần suất xuất hiện các cơn gò. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ theo dõi sát sao lượng nước ối trong tử cung của mẹ để có phương án xử lý kịp thời trong trường hợp đa ối, hoặc thiếu nước ối.
Đặc biệt, những mẹ bầu chưa xét nghiệm máu tổng quát trong thời gian mang thai sẽ được chỉ định xét nghiệm máu tầm soát bệnh HIV, viêm gan siêu vi B, giang mai…
*Mời bạn tham khảo nội dung mới của chúng tôi để biết các mốc khám thai quan trọng từ đó chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé được tốt hơn.
Những lưu ý về khám thai 3 tháng cuối
Có thể bạn quan tâm:
- Tổng hợp dấu hiệu sảy thai từ A đến Z dành cho bạn đọc
- Tiền sản giật là gì? Hướng dẫn phòng tránh hiệu quả
Tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp, ngôi thai ngược, vấn đề về sự phát triển của thai nhi và nước ối là những nguy cơ tiềm ẩn mẹ bầu có thể gặp phải trong 3 tháng cuối. Do đó, việc tuân thủ lịch khám thai 3 tháng cuối rất quan trọng, nhất là với những mẹ có vấn đề về sức khỏe.
Ngoài những buổi khám thai theo lịch hẹn trước, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra nếu phát hiện những dấu hiệu khác thường sau:
Ra máu âm đạo kèm những cơn co thắt xuất hiện liên tục.
Cử động thai nhi bất thường: Đây là lời “kêu cứu” của thai nhi, bé cưng có thể bị nhau thai quấn cổ hoặc một vấn đề gì đó. Mẹ bầu nên hết sức lưu ý.
Co giật trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể là dấu hiệu sinh non.
Sưng phù nề: Bà bầu phù chân tháng cuối là tình trạng khá phổ biến trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng phù nghiêm trọng hơn, mẹ bầu cần lập tức đến bệnh viện kiểm tra ngay. Sưng phù là một trong những triệu chứng của tiền sản giật, biến chứng nguy hiểm nhất cho cả mẹ và thai nhi.
Trên đây là những thông tin bạn cần biết về khám thai 3 tháng cuối, đây là giai đoạn quan trọng trước khi sinh vì vậy cần quan tâm và theo dõi chi tiết sức khỏe của mẹ và bé.
Recent Comments