Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
HomeSổ tay cho mẹKhám thai 32 tuần cần khám gì? Tư vấn cho mẹ bầu

Khám thai 32 tuần cần khám gì? Tư vấn cho mẹ bầu

Khám thai 32 tuần cần xét nghiệm những gì là thắc mắc của không ít mẹ bầu. Bởi đây là một trong các mốc quan trọng mà các bác sĩ sản khoa yêu cầu mẹ bầu phải đi thăm khám. Dưới đây là những lời khuyên mà mình sẽ dành cho mẹ bầu đang mang thai ở tuần thứ 32.

Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi 32 tuần

Trước khi giải đáp thắc mắc khám thai 32 tuần cần xét nghiệm những gì, chúng ta cùng tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi giai đoạn này.

Theo đó, ở tuần 32, em bé đã có sự phát triển gần như là hoàn thiện. Nổi bật trong đó là chỉ số vòng đầu, cân nặng và chiều dài liên tục tăng. Đặc biệt là tay chân cũng phát triển để tương xứng với kích thước vòng đầu.

Có thể bạn muốn xem thêm:

Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi 32 tuần
Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi 32 tuần

Và chính vì sự tăng trưởng này nên em bé có thể cảm thấy “chật chội” trong bụng mẹ, do vậy, chỉ cần bé cựa quậy nhẹ, nhưng đủ để mẹ cảm nhận được sự chuyển động của bé trong bụng.

Điều thú vị của thai nhi 32 tuần là khi có ánh sáng mạnh chiếu vào bụng mẹ, thai nhi có thể nhấp nháy hoặc nhắm, mở mắt. Nhìn chung, xét về chỉ số, hoạt động của các bộ phận và cơ quan, thì ở tuần 32, thai nhi phát triển khá toàn diện.

Khám thai 32 tuần cần xét nghiệm những gì?

Ngoại trừ việc thăm khám và thực hiện siêu âm như ở các lần khám thai trước, ở mốc khám thai này, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm quan trọng. Vậy khám thai 32 tuần cần xét nghiệm những gì?

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu nhằm kiểm tra lượng đường huyết, điện giải, men gan,… của mẹ bầu. Nhìn chung, xét nghiệm máu đã được thực hiện ở các mốc khám thai trước, nhưng luôn là xét nghiệm quan trọng và không bao giờ thừa. Thường thì ở lần khám thai tuần 32, những mẹ bầu tăng cân quá nhiều sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm máu để xem có bị máu nhiễm mỡ hoặc tiểu đường hay không.

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu là rất quan trọng và cần thiết khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ. Bởi thông qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ sớm phát hiện các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu, thận, bàng quang hay các bệnh lý nội khoa khác.

Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn, hướng dẫn và can thiệp phù hợp. Những mẹ bầu có nguy cơ tiền sản giật nhờ đó mà phòng tránh được biến chứng tiền sản giật nặng hay bị sản giật trong quá trình vượt cạn.

*Mời bạn tham khảo nội dung mới của chúng tôi để biết các mốc khám thai quan trọng từ đó chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé được tốt hơn.

Xét nghiệm Non-stress test (NST)

Xét nghiệm Non-stress test (NST)
Xét nghiệm Non-stress test (NST)

Ngoài xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu như đã nói, khám thai 32 tuần cần xét nghiệm những gì khác? Theo đó, mẹ bầu sẽ được thực hiện xét nghiệm Non-stress test (NST).

Đây là kỹ thuật xét nghiệm tiền sản không xâm lấn, giúp bác sĩ đo nhịp tim của thai nhi (lúc cử động và “nghỉ ngơi”). Từ đó so sánh nhịp tim với phản ứng của thai. Qua đó, đánh giá được sức khỏe thai nhi cũng như xác định em bé trong bụng có được cung cấp đủ oxy hay không.

Ngoài các xét nghiệm quan trọng trên thì ở tuần 32, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và thực hiện siêu âm như những lần trước. Nhưng ở lần siêu âm này, bác sĩ sẽ xác định ngôi thai (ngôi thuận hay ngôi ngược). Đặc biệt là kiểm tra nước ối thừa hay thiếu, trong hay đục, trọng lượng thai,… Từ đó hướng dẫn điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt cho phù hợp.

Lời khuyên bổ ích cho mẹ bầu mang thai 32 tuần

Biết được khi khám thai 32 tuần cần xét nghiệm những gì là chưa đủ, mẹ bầu cần xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Bởi đây là giai đoạn nhạy cảm, “gần về đích” nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Chú trọng chế độ dinh dưỡng

Chú trọng chế độ dinh dưỡng
Chú trọng chế độ dinh dưỡng

Có thể bạn quan tâm:

Từ tuần 32, thai nhi có sự tăng trưởng mạnh, còn mẹ bầu thì cần sức khỏe tốt để chuẩn bị vượt cạn. Đó là lý do mẹ bầu cần chú trọng vào chế độ dinh dưỡng, xây dựng thực đơn ăn uống đầy đủ nhóm chất, đặc biệt là sắt, canxi, vitamin C, chất xơ,…

Bên cạnh đó, mẹ bầu cần bổ sung nhiều nước, từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày. Có thể kết hợp nước lọc với nước ép trái cây, đặc biệt là nước cam, nước dừa để vừa bổ sung vitamin, vừa ngăn ngừa tình trạng thiếu ối.

Chú ý chế độ sinh hoạt

Giai đoạn này, cơ thể mẹ bầu đã khá nặng nề nên việc đi lại, sinh hoạt có thể gặp nhiều khó khăn. Do đó, không nên mang vác đồ năng hoặc làm việc nặng nhọc để tránh nguy hiểm, đặc biệt là tiềm ẩn nguy cơ sinh non. Nhưng cũng không nên ngồi hay nằm một chỗ quá nhiều, thay vào đó, hãy đi lại và vận động nhẹ nhàng.

Song song đó, mẹ bầu nên đặc biệt chú ý đến sự bất thường của cơ thể. Chẳng hạn như cảm giác đau bụng từng cơn, em bé đạp quá nhiều hoặc quá ít (dưới 10 lần trong 2 giờ), dịch âm đạo tiết nhiều, kèm theo máu hoặc dịch lỏng,… Tất cả sự bất thường này đều nên đến viện để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám.

Trên đây là những thông tin giúp mẹ bầu giải đáp khám thai 32 tuần cần xét nghiệm những gì và lưu ý gì đến chế độ ăn uống, sinh hoạt trong giai đoạn này. Để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, mẹ bầu và người thân cần quan tâm và theo dõi liên tục sức khỏe của mẹ và bé.

Xem nhiều nhất

Recent Comments