Thứ tư, Tháng Một 15, 2025
HomeSổ tay cho mẹKhám thai lần đầu cho mẹ và bé cần quan tâm điều...

Khám thai lần đầu cho mẹ và bé cần quan tâm điều gì?

Thời gian khám thai lần đầu rất quan trọng đối với người mẹ cũng như thai nhi. Vậy khi nào mẹ nên khám lần đầu để được quan sát được sự làm tổ của thai, nghe tim thai, và được bác sĩ tư vấn cách chăm sóc thai nhi, tính ngày dự sinh cho em bé? Hãy theo dõi nội dung dưới đây sẽ giúp sản phụ giải đáp các câu hỏi trên.

Khi nào nên đi khám thai lần đầu?

Hiện nay, việc khám thai đã trở nên vô cùng đơn giản và phổ biến do sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như những tiến bộ của y học. Tuy nhiên không phải ai cũng xác định được thời gian khám thai lần đầu cho hợp lý. Trong 2 tuần đầu sau khi thụ thai thành công, trứng sẽ ở lại trong vòi tử cung khoảng 48 giờ và thực hiện các hoạt động phân bào. Đến 2 – 3 ngày tiếp theo hợp tử sẽ di chuyển vào tử cung và làm tổ ở đó. Mốc thời gian được đánh dấu khi người phụ nữ bị chậm kinh khoảng 3 tuần, không nên đi khám quá sớm vừa ảnh thưởng đến thai nhi vừa không phát hiện được những dấu hiệu của thai.

Có thể bạn muốn xem thêm:

Lần đầu khám các bà mẹ cần quan tâm điều gì?

Phụ nữ cần trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ về quy trình khám trong lần đầu tiên để đảm bảo quyền lợi cho mình cũng như chắc chắn về độ chính xác của kết quả khám.

Lần đầu khám các bà mẹ cần quan tâm điều gì?
Lần đầu khám các bà mẹ cần quan tâm điều gì?

Chẩn đoán có thai hay không: Khi khám thai lần đầu, bác sĩ sẽ xác định có đúng bạn có thai hay không, tình trạng thai nhi như thế nào. Tránh việc trì hoãn vì nếu bạn mang thai ngoài tử cung mà không được phát hiện sớm sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng.

Tình trạng sức khỏe chung của cả mẹ và thai nhi: Bác sĩ sẽ tìm hiểu tình trạng sức khỏe của mẹ, các thói quen hằng ngày, những hoạt động tốt và không tốt cho thai nhi. Tiểu sử bệnh tật của gia đình (đột biến gen, bệnh di truyền,..), tiểu sử bệnh tật và tiền sử thai sản của người mẹ (đã mang thai bao giờ chưa, có thực hiện thủ thuật thai sản gì hay không,…). Tìm hiểu công việc của người mẹ để đưa ra những lời khuyên hữu ích nhất đối với quá trình mang thai.

Tiến hành đo tử cung: Trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành đo tử cung để theo dõi sự phát triển của thai nhi trong những lần khám tiếp theo cũng như đưa ra các dự đoán về thời gian sinh của bạn.

Thực hiện một số các xét nghiệm liên quan:

Xét nghiệm nước tiểu: Khi khám thai lần đầu mẹ cũng được tiến hành kiểm tra lượng đường, protein,… trong nước tiểu.

Xét nghiệm máu: Xác định nhóm máu, số lượng hồng cầu trong lần khám thai đầu giúp phát hiện mẹ có bị thiếu máu hay không, xác định thành phần Rh,…

Xét nghiệm chẩn đoán các bệnh truyền nhiễm: Viêm gan, HIV,…

Xét nghiệm PAP để xác định người mẹ có bị ung thư cổ tử cung hay không

Dựa trên các xét nghiệm và bước thăm khám ban đầu, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên để giúp cho sự phát triển toàn diện của mẹ và bé.

*Mời bạn tham khảo nội dung mới của chúng tôi để biết các mốc khám thai quan trọng từ đó chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé được tốt hơn.

Những lưu ý khi đi khám thai lần đầu

Khi đi khám lần đầu, mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau đây:

Những lưu ý khi đi khám thai lần đầu
Những lưu ý khi đi khám lần đầu

Khám thai lần đầu cần lựa chọn bác sĩ hoặc những cơ sở y tế có uy tín để thực hiện các bước thăm khám diễn ra đúng quy trình, an toàn và đạt hiệu quả cao.

Nên chuẩn bị trước những thắc mắc của bản thân, liệt kê ra giấy hoặc ghi chú lại để có thể nhận được sự giải đáp từ phía bác sĩ một cách chi tiết nhất.

Nên uống nhiều nước khoảng 1 tiếng trước khi siêu âm thai để bác sĩ siêu âm quan sát thai nhi dễ dàng hơn.

Cần giữ lại kết quả khám của lần đầu tiên để làm cơ sở chẩn đoán và theo dõi cho những lần khám sau.

Khám thai lần đầu ở đâu là tốt?

Việc mang thai và sinh con khỏe mạnh là mục tiêu mà bất kỳ gia đình nào cũng mong muốn và hướng đến. Do đó, các bà mẹ cần trang bị kĩ các kiến thức về sinh sản, đặc biệt là ở lần khám thai đầu tiên.

Khám thai lần đầu ở đâu là tốt?
Khám lần đầu ở đâu là tốt?

Có thể bạn quan tâm:

Đặc biệt những phụ nữ trẻ, phụ nữ lần đầu mang thai không cần quá lo lắng. Sau khi khám thai lần đầu hãy ghi nhớ và thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của bản thân và sự phát triển của thai nhi. Việc khám thai định kỳ cũng vô cùng quan trọng để theo dõi sát những thay đổi của thai cũng như kịp thời phát hiện và xử lý những trường hợp bất thường.

Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Bà bầu nên hạn chế đi lại nhiều, làm các việc nặng. Để đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và bé, ngoài việc khám thai định kỳ, bạn cần chú ý:

Hiểu rõ dấu hiệu sớm khi mang thai, ngộ độc thai nghén, ra máu trong thai kỳ.

Khám lần đầu kịp thời, đúng và đủ, tránh khám quá sớm/ quá muộn.

Sàng lọc dị tật thai nhi tuần thứ 12 phát hiện những dị tật thai nhi nguy hiểm có thể can thiệp sớm.

Phân biệt chảy máu âm đạo thông thường và chảy máu âm đạo bệnh lý để can thiệp giữ thai kịp thời.

Sàng lọc bệnh lý tuyến giáp trong 3 tháng đầu thai kỳ tránh những rủi ro nguy hiểm trước và trong khi sinh.

Trên đây là những thông tin về giai đoạn khám thai lần đầu, mong rằng những kiến thức trên sẽ giúp bạ chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé tốt hơn nhé.

Tổng hợp: mevbe.net

Xem nhiều nhất

Recent Comments